Tìm kiếm: Doanh-nghiệp-bất-động-sản

Doanh nghiệp, địa phương, người dân đang vô cùng hồ hởi với Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển kinh tế tư nhân (KTTN). Nghị quyết đã đi thẳng vào các điểm nghẽn thể chế, đặc biệt là các điều kiện kinh doanh phức tạp, phân biệt đối xử và rào cản pháp lý đối với doanh nghiệp tư nhân.
Mặc dù Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024 nhưng sau 9 tháng luật đi vào cuộc sống thì hàng chục nghìn môi giới bất động sản vẫn thiếu chứng chỉ môi giới hoặc chứng chỉ hết thời hạn. Việc tiếp cận tiêu chuẩn chuyên nghiệp là hành trình gian nan.
DNVN - Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Đức Trung - Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế Tập thể (Bộ Tài chính) cho rằng, để thực hành phát triển bền vững, doanh nghiệp cần lựa chọn lĩnh vực trọng tâm; tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.
Năm 2025 được dự báo sẽ là năm tăng trưởng mạnh của tín dụng bất động sản, khi các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ kết hợp với môi trường kinh tế ổn định cùng nhu cầu sở hữu nhà ở ngày càng gia tăng của người dân. Tuy nhiên, cơ hội sở hữu nhà của đa số người dân liệu có nằm trong tầm tay khi mà dù có ưu đãi về tín dụng nhưng giá nhà vẫn ở mức cao.
DNVN - VIS Rating nhận định, mặc dù dòng tiền và lợi nhuận doanh nghiệp có xu hướng tăng trưởng trong năm 2025, nhưng các ngành bất động sản, xây dựng và vật liệu vẫn đối mặt với đòn bẩy tài chính cao. Nợ vay/EBITDA trung bình của các doanh nghiệp niêm yết trong các ngành này lên tới gần 9 lần trong khi trung bình toàn thị trường 3,6 lần.
Năm 2024 thị trường bất động sản liên tiếp đón tin vui khi các Luật sửa đổi như Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành sớm hơn 5 tháng (từ ngày 1/8/2024, thay vì 1/1/2025) đã thể chế nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, phát triển nhà ở.

End of content

Không có tin nào tiếp theo