Tìm kiếm: Sở-Xây-dựng-Hà-Nội
Ngày 16/11, tại diễn đàn "Để thị trường BĐS trở lại lành mạnh và phát triển" do Đài PTTH Hà Nội tổ chức với sự tham gia của trên 100 đại biểu từ các cơ quan quản lý, DN BĐS cùng nhiều chuyên gia kinh tế uy tín cho thấy, thị trường BĐS VN đang chịu nhiều áp lực lớn từ sự thay đổi của chính sách pháp lý, chi phí tài chính, khó khăn tiếp cận vốn.
Hiện nay, Hà Nội được xem là thành phố có nhiều nhà cao tầng nhất Việt Nam, với khoảng hơn 1.400 tòa nhà cao tầng đã hoàn thành. Thời gian qua, mặc dù các cấp, ngành Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc quản lý, vận hành nhà chung cư; song, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, gây bức xúc trong cư dân.
Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị phải khẩn trương đánh giá đối với các công trình đã đưa vào sử dụng để phát hiện các vi phạm phòng cháy, chữa cháy để xử lý nghiêm.
Các chuyên gia chỉ rõ, cần nhìn thẳng vào thực tế hiện nay là doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội. Bài toán lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn đang tập trung ở các phân khúc cao hơn chứ nhà ở xã hội chưa phải là đích ngắm.
Hà Nội hiện có 10 khu công nghiệp và chế xuất, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, với 661 doanh nghiệp và khoảng 165.000 lao động (trên 80% là lao động ngoại tỉnh). Tuy nhiên, các dự án nhà ở của thành phố chỉ đáp ứng gần 30% nhu cầu của công nhân lao động, còn lại hơn 70% đang phải thuê nhà trọ trong điều kiện sinh hoạt không được đảm bảo.
Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… việc phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thời gian qua đã được quan tâm đặc biệt nhằm bảo đảm điều kiện sống tốt hơn cho người dân nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tiến độ kiểm định, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đang rất chậm, chưa đạt mục tiêu kỳ vọng.
Do lỗ hổng pháp lý khiến cho việc biến tướng nhà ở riêng lẻ thành “chung cư mini” đã gây ra những hậu quả lâu dài cho xã hội. Do đó, cần phải hoàn thiện hơn trong công tác quản lý.
DNVN - Có các chính sách ưu đãi, cải cách về trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, tăng lợi nhuận định mức cho nhà đầu tư từ 10% lên 15%... được coi là những giải pháp quan trọng để thu hút các nhà đầu tư tham gia dự án nhà ở xã hội, hiện thực hoá mục tiêu 1 triệu nhà ở xã hội vào năm 2030.
Hiện nay có khá nhiều nghịch lý, rào cản mới phát sinh khi triển khai các dự án nên tốc độ đầu tư 1 triệu căn nhà ở xã hội từ nay tới năm 2030 đang bị chậm lại.
Trước lực cầu lớn hơn nhiều so với nguồn cung trong phân khúc nhà ở xã hội, nhiều đề xuất đã được đưa ra để đáp ứng nhu cầu "an cư" của những người có thu nhập thấp.
Hàng nghìn người xếp hàng để chờ bốc thăm suất mua nhà ở xã hội, nhưng cũng có những dự án đìu hiu, mở bán hơn 20 lần vẫn chưa hết căn hộ.
DNVN - Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Chí Nghĩa- Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc, giá bán dự án nhà ở xã hội lần đầu cao nhất tại Hà Nội (19,5 triệu đồng/m2) là có thể "xem xét" vì chi phí cho giá đất và vật liệu xây dựng cao.
DNVN - Với tổ hợp cảnh quan sinh thái đan cài cùng chuỗi tiện ích đẳng cấp, Sunshine Green Iconic mang đến một không gian sống ngập tràn sắc xanh và giúp cho trải nghiệm của cư dân mỗi ngày đều như nghỉ dưỡng.
Nhà liền kề, biệt thự được ví như phân khúc bất động sản gửi gắm dòng tiền lớn đang rơi vào tình trạng kém thanh khoản sau thời gian tăng giá liên tục.
DNVN - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 4018/UBND-ĐT về kế hoạch triển khai lộ trình ngừng sử dụng các giếng khai thác nước ngầm.Theo đó, TP Hà Nội sẽ không cấp phép đầu tư xây dựng các nhà máy khai thác nước ngầm mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo