Tìm kiếm: Thần-Cẩu
Chuyện xưa kể, một ngày mặt hồ Trúc Bạch (Hà Nội) bỗng nổi lên một ụ đất cao. Trên đó, bỗng xuất hiện 1 con chó cái và 4 con chó con sinh sống. Có nhiều người định bắt chó sau đều gặp chuyện chẳng lành.
Làng Địch Vĩ, xã Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội) có tục thờ chó đá từ hàng trăm năm nay.
Những lời đồn về loài chó biết báo oán khiến thương hiệu đặc sản thịt chó Nhật Tân lui về dĩ vãng, khi cả phố thịt chó Nhật Tân, với 50 nhà hàng biến mất hoàn toàn.
Bao đời nay, nhiều dân tộc ở xứ Lạng (Lạng Sơn) quan niệm 'thần Thạch khuyển' (Quan lớn Hoàng thạch, hay còn gọi cụ Thạch, Thần cẩu (Chó đá) là linh vật xua đuổi tà khí, mang lại phúc khí, may mắn. Đời nọ nối tiếp đời kia gìn giữ tục 'nuôi' Thạch khuyển tiếp mạch dòng chảy một nét đẹp văn hóa nơi vùng cao sơn thủy hữu tình….
Có rất nhiều giai thoại ly kỳ về hai bức tượng "thần" được người dân xứ Huế lưu truyền từ đời này qua đời khác và cho đến tận bây giờ.
Đến thăm đền Thủy Trung Tiên, du khách sẽ được chào đón bằng một cặp chó đá đứng ngay ngắn ở đầu cầu bên đường Thanh Niên. Có lẽ, đây là một nghĩa cử tế nhị để ghi nhớ tên gọi Cẩu Nhi của một ngôi đền có thể đã từng tồn tại gần 1.000 năm trước.
Ở Việt Nam, có rất nhiều phong tục tập quán độc đáo liên quan đến hình tượng con chó mà không phải ai cũng biết, trong đó có tục thờ chó đá từ lâu đời, dựa trên quan niệm tiếng chó sủa có thể xua đuổi được ma quỷ.
Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Bên cạnh việc nuôi một vài chú chó trong nhà, người Việt thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo