Tìm kiếm: cá-ngừ-vằn
DNVN - Cùng với việc lập đỉnh về doanh số xuất khẩu trong tháng 2/2025, ngành cá ngừ Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức lớn từ các thị trường nhập khẩu chủ lực như EU và Mỹ.
Ngành hàng cá ngừ Việt Nam đã có đóng góp lớn trong hoạt động xuất khẩu thủy sản, song hiện nay, ngành hàng cá ngừ đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ nguyên liệu đến các thị trường nhập khẩu sản phẩm này.
DNVN - Các đơn hàng xuất khẩu phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nên không được hưởng ưu đãi thuế quan theo thoả thuận trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Điều này đang làm giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tại khối thị trường EU.
DNVN - Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế quan lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Việc tăng thuế nhập khẩu đã khiến cho các nhà nhập khẩu Mỹ phải tìm nguồn cung thay thế với giá cả cạnh tranh hơn, trong đó có Việt Nam.
DNVN - Theo giới chuyên gia, để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng như năm 2024 và tiến xa hơn, ngành cá ngừ cần có động lực thúc đẩy.
DNVN - Trong 5-6 năm qua, kết quả xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn chỉ cầm chừng 8-10 tỷ USD/năm – ngoại trừ 2022, trong khi chiến lược phát triển ngành đến 2030 với kết quả mục tiêu mong muốn là 14-16 tỷ USD.
DNVN - Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, năm 2025, ngành thuỷ sản Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng từ 10-15% nhờ vào các cơ hội hiện hữu.
DNVN - Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp chuẩn bị cho đơn hàng cho năm mới nhằm đón các hạn ngạch ưu đãi thuế quan, tuy nhiên các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn vì quy định kích thước cá ngừ.
DNVN - Căng thẳng gia tăng giữa Iran và Israel đang khiến các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đứng trước nguy cơ gián đoạn đơn hàng, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Dù Israel là một thị trường tiềm năng cho cá ngừ Việt Nam, xung đột khu vực có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến vận tải và xuất khẩu.
DNVN - Để thực hiện quy định về kích thước tối thiểu khi đánh bắt cá ngừ vằn theo Nghị định 37, ngư dân sẽ phải đầu tư lớn để thay đổi ngư cụ mới có kích thước mắt lưới mới, phù hợp. Tuy nhiên, kể cả có thay đổi kích thước mắt lưới thì việc sàng lọc cá cũng rất khó thực hiện được.
DNVN - VASEP cho rằng, việc Việt Nam đưa ra quy định về kích cỡ cá ngừ sẽ khiến cho nguồn cung nguyên liệu trong nước khan hiếm, doanh nghiệp không có đủ nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu chế biến, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị mất thị trường.
DNVN - VASEP cho rằng, Nghị định 37 có hiệu lực cách đây 2 tháng đang ngày càng tác động sâu sắc đến ngư dân và cộng đồng doanh nghiệp cá ngừ, khiến doanh nghiệp có thể mất cơ hội tận dụng cơ hội thuế 0% mà EVFTA mang lại.
DNVN - Khi Nghị định 37 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26 ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản có hiệu lực, nguồn cung cá ngừ vằn trong nước giảm. Theo đó, doanh nghiệp không có nguồn nguyên liệu xuất xứ thuần túy để sản xuất.
DNVN - Khó làm giấy xác nhận nguyên liệu, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản, phát sinh thêm nhiều yêu cầu về mặt chứng từ liên quan đến nguyên liệu nhập khẩu để chế biến xuất khẩu là 3 nút thắt về nguyên liệu cần được tháo gỡ để xuất khẩu cá ngừ có thể tái đạt mốc 1 tỷ USD trong năm nay.
Một trong những yếu tố then chốt giúp người Nhật sống lâu chính là thói quen ăn uống. Trong đó có món cá cứng như gỗ, về Việt Nam giá hơn 1 triệu đồng/kg vẫn đắt khách.
End of content
Không có tin nào tiếp theo