Tìm kiếm: chuyên-gia-kinh-tế
Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq của Mỹ đã chốt phiên ở mức cao kỷ lục vào ngày 2/7, được thúc đẩy bởi đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ và một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Việt Nam, giúp xoa dịu những lo ngại về căng thẳng thương mại kéo dài.
Dù mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ công bố với hàng hóa Việt Nam chưa chính thức có hiệu lực và đang được tạm hoãn đến đầu tháng 7/2025, song cộng đồng doanh nghiệp trong nước đã không chờ đến “giờ G”, mà đã nhanh chóng “kích hoạt” các kịch bản ứng phó, chủ động tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tìm kiếm thị trường thay thế và chuyển mình số hóa.
Việt Nam đang đứng trước khát vọng lớn về tăng trưởng kinh tế hai con số - một mục tiêu mang tính bước ngoặt nhằm thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.
Từ ngày 1/7, khi mô hình chính quyền hai cấp được vận hành thông suốt, TP Hồ Chí Minh cùng hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới với kỳ vọng tái cấu trúc không gian đô thị theo hướng đa trung tâm.
Tại Hội thảo “Đòn bẩy tài chính hiệu quả - Cơ hội an cư cho người trẻ” diễn ra ngày 26/6, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, dòng vốn tín dụng đang được hướng vào phân khúc nhà ở giá rẻ.
PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia Kinh tế cho biết, để doanh nghiệp phát huy vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng năng lượng – từ đầu tư, sản xuất đến phân phối và tiêu, cần phải có một hệ thống chính sách tài chính đồng bộ, hiệu quả nhằm hỗ trợ tiếp cận vốn, đổi mới công nghệ.
Từ Gaza, Liban đến Iran – các cuộc xung đột khiến Israel phải chi lớn cho quốc phòng, đặt dấu hỏi lớn về khả năng phục hồi kinh tế bền vững.
Đường sắt từng là "xương sống" của hệ thống giao thông tại Việt Nam, mang trong mình tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động 18/6, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất.
Thanh toán không dùng tiền mặt không còn là lựa chọn phụ mà đã trở thành một cấu phần thiết yếu của nền kinh tế số Việt Nam. Với tốc độ số hóa mạnh mẽ, cùng với sự cải thiện rõ rệt trong hạ tầng thanh toán và chính sách thúc đẩy từ trung ương đến địa phương, Việt Nam đang trở thành điểm sáng trong khu vực về phát triển thanh toán số.
Thời gian gần đây, tại nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, tình trạng nhiều hộ kinh doanh đột ngột đóng cửa, nghỉ kinh doanh đã gây xôn xao dư luận và đặt ra không ít dấu hỏi.
DNVN - Giới chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, hiện còn nhiều “điểm nghẽn” cố hữu đang kìm hãm khu vực kinh tế tư nhân, theo đó cần phải những giải pháp mang tính đột phá, đặc biệt là cú hích tổng lực để hiện thực hóa mục tiêu cải cách mà Nghị quyết 68 đặt ra.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, chuyển đổi số hiệu quả chính là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, các doanh nghiệp không đạt chứng nhận logistics xanh sẽ có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngành ô tô Slovakia, CH Séc, Hungary lao đao khi Mỹ áp thuế nhập khẩu. Hàng chục nghìn việc làm và hàng tỷ euro đứng trước nguy cơ bị cuốn trôi.
Từ ngày 1/7/2025, ví điện tử sẽ được công nhận chính thức là phương tiện thanh toán tương tự tài khoản ngân hàng, thẻ và tiền mặt. Thông tin này được ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tại họp báo chương trình "Ngày không tiền mặt 2025" diễn ra chiều 2/6 tại TP Hồ Chí Minh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo