Tìm kiếm: cây-mắm

DNVN - Chưa đầy 10 tháng từ ngày triển khai, hệ sinh thái nơi khoanh nuôi cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đã tái sinh một cách kì diệu. Bên trong hàng rào bảo vệ 25 ha rừng, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.
Khu dự trữ sinh quyển rừng mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của vùng ngập mặn và là lá phổi là hơi thở xanh của cả TP HCM. Không chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu khoa học, Cần Giờ cũng là trọng điểm du lịch của cả nước.
Cách thành phố Cà Mau khoảng 60 km và sau hơn giờ đi bằng tàu cao tốc du khách sẽ được khám phá rừng ngập mặn Cà Mau - khu rừng ngập mặn lớn thứ 2 trên thế giới, sau rừng Amazôn ở Nam Mỹ. Nhìn từ trên cao, rừng ngập mặn Cà Mau như một tấm thảm xanh lơ lửng giữa vòm trời.
Tại ĐBSCL có thể nói cây mắm (loại cây sống ở vùng ngập mặn) mọc ở Cà Mau nhiều nhất. Cây mắm ngoài tác dụng hình thành nên những cánh rừng bảo vệ lở đất thì hiện nay xuất hiện một vấn đề khá lạ đó là dùng cây mắm…làm thức ăn cho tôm.

End of content

Không có tin nào tiếp theo