Tìm kiếm: giảm-thuế-giá-trị-gia-tăng

DNVN - Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, PGS, TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế, cho rằng, thách thức lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là tái cấu trúc, vượt lên chính cái bóng của mình. Từ đó, giảm được chi phí, nâng cao được năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Dự báo năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu yếu; cùng với đó giá dầu thấp chỉ ở mức 60 - 62 USD/thùng... tất cả sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam ở mức thấp. “Dự báo CPI của năm 2024 tăng từ 3,2 - 3,5% so với 2023”, PGS TS Nguyễn Bá Minh – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho biết.
Một số hàng hóa được giảm thuế giá trị gia tăng 2% chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2024; từ ngày 15/1, Việt Nam áp dụng quy định mới về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ. Ngoài ra Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi) cũng được dư luận chú ý có hiệu lực từ đầu năm nay.
Năm 2024, dự báo bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước vẫn sẽ đối diện với thách thức khó lường và để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng 2%; nghiên cứu, đề xuất giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như đã áp dụng của năm 2023.
DNVN - Phân tích về áp lực lạm phát trong năm 2024, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho rằng, giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao sẽ tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp, đẩy giá hàng hóa tiêu dùng tăng lên; USD tăng giá càng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước...
DNVN - Ngày 28/12, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội. Các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ tiếp tục được giảm thuế giá trị gia tăng như đang thực hiện đến hết nửa đầu năm 2024.

End of content

Không có tin nào tiếp theo