Tìm kiếm: kinh-tế-Việt-Nam-năm-2020

Trong năm 2021, mục tiêu hàng đầu cần hướng tới là tập trung khắc phục hậu quả COVID-19, khôi phục tăng trưởng kinh tế, trong đó kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh là điều kiện tiên quyết, mang tính cốt lõi để khôi phục kinh tế và giảm thiểu tổn thất do đại dịch gây ra.
Dù bối cảnh kinh tế thế giới và đại dịch COVID-19 còn nhiều bất định, những thành tựu và kinh nghiệm quan trọng trong năm 2020 giúp Việt Nam bước vào năm 2021 với khá nhiều sự lạc quan. Tuy vậy, đại dịch COVID-19 cũng là một lời “cảnh tỉnh” quan trọng để Việt Nam lưu tâm hơn tới các cải cách đủ chất lượng cho phát triển bền vững.
DNVN - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo kịch bản 1, và 6,46% trong kịch bản 2. Giới chuyên gia cho rằng, dự báo của CIEM là khá thận trọng bởi nhiều nguyên nhân, đồng thời đưa ra cảnh báo không nên quá chủ quan, tự mãn.
DNVN - Theo nghiên cứu của CIEM về triển vọng kinh tế 2020, có 2 kịch bản dự báo cho kinh tế Việt Nam năm 2020. Theo đó, tăng trưởng có thể đạt mức 2,1% theo Kịch bản 1 và 2,6% trong Kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo giảm 3,1% trong Kịch bản 1 và giảm 1,9% trong Kịch bản 2 (so với năm 2019).
DNVN – Trong nội dung bản báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2020 VEPR cho rằng Việt Nam nên thận trọng hơn để không trở thành sân sau của Trung Quốc và Hàn Quốc để xuất khẩu sang Mỹ. Bên cạnh đó cần rà soát lại các chinh sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các doanh nghiệp trong nước.
DNVN - Báo cáo năm nay bên cạnh việc nhận định, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá hệ thống thuế tại Việt Nam trong bối cảnh khu vực và thế giới. Từ đó chỉ ra những cơ hội, thách thức của hệ thống tài khóa trong việc đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nền kinh tế trong bối cảnh mới.
DNVN - Để hạn chế những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19 gây ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chuyển đổi các yếu tố, tái cấu trúc, tổ chức lại sản xuất để thoát khỏi phụ thuộc vào Trung Quốc. Đồng thời, doanh nghiệp phải hợp tác liên kết để tạo thị trường với nhau, tạo liên kết với nhau và là cơ hội để nối dài chuỗi giá trị.

End of content

Không có tin nào tiếp theo