Tìm kiếm: lễ-cúng-ông-công-ông-táo

Tháng Chạp, tháng cuối cùng của năm âm lịch, là thời điểm mà nhịp sống trở nên hối hả hơn bao giờ hết. Bên cạnh việc dọn dẹp nhà cửa, mua sắm chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, các gia đình Việt Nam còn đặc biệt chú trọng đến các nghi lễ tâm linh, thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và thần linh.
Theo quan niệm dân gian, với mong muốn cho gia đình mình được nhiều may mắn, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình lại làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời một cách long trọng. Tuy nhiên, nên đặt mâm cơm cúng ở đâu thì không phải ai cũng biết.
Theo dân gian thì khi cúng ông Công ông Táo phải đặt trong khu bếp, khi cúng nên bật bếp lên để có hơi ấm tỏa ra. Mâm cỗ đề huề thì cả nhà sẽ quanh năm no ấm. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, đây chính là thời khắc ông Táo cưỡi cá chép về chầu Ngọc Hoàng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo