Tìm kiếm: mô-hình-nuôi-dê

Xã biên giới Phú Lộc (TX. Tân Châu, An Giang) được biết đến là xã thuần nông, đời sống người dân chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi. Thời gian qua, mô hình nuôi dê đã từng bước khẳng định tính bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao bởi tập tính dễ nuôi và nguồn thức ăn dễ kiếm, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Tỉnh Tiền Giang đang khuyến khích hộ dân phát triển nuôi dê tại những địa bàn khó khăn như: vùng duyên hải Gò Công, vùng ngập lũ, vùng Đồng Tháp Mười và các cù lao nhiễm mặn hạ lưu sông Tiền... Cách làm này giúp nông dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, nâng khả năng thích ứng biến đổi khí hậu.
Giữa cái nắng chang chang, trên tuyến đường ven biển, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), chúng tôi về lại ấp Rạch Thọ. Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi với rừng và biển, vùng bãi bồi. Ông Trương Văn Mum (Hai Mum), người dân ở ấp Mũi, cho biết: “Cũng nhờ Khu du lịch Khai Long mà giờ bộ mặt ấp Rạch Thọ thay đổi hơn trước rất nhiều”.
Thời điểm tháng 4, giá hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước dao động trên dưới 45.000 đồng/kg. Việc hồ tiêu xuống giá kéo theo việc đầu tư chăm sóc loại cây này bị ảnh hưởng nặng. Nhiều hộ dân đã bỏ bê, giảm phí đầu tư cho vườn tiêu. Tuy nhiên, ở huyện Bù Đốp, mô hình trồng tiêu kết hợp nuôi dê đang mang lại hiệu quả, “giải cứu” kinh phí đầu tư.
Sau gần 10 năm nuôi, hiện đàn dê cho nghe nhạc của gia đình anh Nguyễn Văn Đua, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang) đã tăng lên được 200 con, trong đó có 100 con chuyên lấy sữa. Với số lượng dê lấy sữa trên, mỗi ngày gia đình lấy được từ 40-60 lít sữa tươi, riêng những tháng cao điểm có khi được 80 lít sữa/ngày.
Miệt Gò Công (Tiền Giang) nuôi dê khá nhiều, nhất là tại huyện Gò Công Đông, nhà nhà nuôi dê, người người nuôi dê. Nhưng nuôi thành trang trại ngàn con với doanh thu mỗi năm cả tỷ đồng thì chỉ có anh Hai Hồng (tức Đoàn Văn Hồng), xã Tăng Hòa làm được.

End of content

Không có tin nào tiếp theo