Tìm kiếm: trang-trại-VAC
Nhạy bén, sáng tạo, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm là những gì chúng tôi cảm nhận được khi tiếp xúc với ông Nguyễn Bá Hữu (sinh năm 1964) ở thôn Đầm Lác, xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông Hữu đã biến khu đầm lầy bỏ không của thôn thành trang trại VAC thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: 'Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh', ông Lê Văn Thám đã nỗ lực vươn lên trở thành tấm gương tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh, lợi nhuận đạt 2 tỷ đồng/năm.
Trên vùng đất được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, quanh năm khô cằn nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, anh Lò Văn Khuyên, người dân tộc Thái, ở bản Nà Nong (xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã biến vùng đất nghèo khó này trở thành vùng đất tươi xanh, đẻ ra tiền.
Quyết tâm làm giàu tại quê, anh Trần Quang Đức (47 tuổi, ở thôn An Tân, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà siêu đẻ kết hợp với nuôi cá. Với mô hình nuôi gà, nuôi cá này, mỗi năm anh có dư trên 120 triệu đồng.
Nơi vùng quê heo hút ở bản Mâm, xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, chị Lò Thị Miến biết đầu tư nuôi những loài con đặc sản như gà Mía, vịt bầu cổ xanh, lợn đen...kết hợp trồng nhãn. Mô hình kinh tế vườn-ao-chuồng-VAC của chị Miến mỗi năm cho thu nhập cả trăm triệu đồng.
Bỏ nhà cửa khang trang trong làng để ra ở lán trại ngoài bãi sông, quyết tâm chuyển đất khô cằn thành tiềm năng lợi thế, chỉ sau 5 năm chị Quyên đã có được trang trại vườn - ao - chuồng (VAC) cho thu nhập 7-10 tỷ đồng/năm.
Một ngày chớm thu tháng 8, áp thấp nhiệt đới khiến Hà Nội mưa nhiều. 7h sáng, đội mưa lên chuyến xe buýt đi Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức), điện thoại của tôi reo, đầu dây bên kia, giọng chàng trai trẻ ngập ngừng, câu được câu mất trong tiếng mưa ào ào: "Chị ơi... chiều chị hãy về nhà em, mưa to quá... giờ em đang bận chống tràn cho mấy ao cá...". Vâng! Hẹn gặp được Nguyễn Sỹ Luận thật khó, cũng bởi một ngày mới với "tỷ phú nhà nông" này thường bắt đầu bằng những việc... không tên như vậy.
Một ngày chớm thu tháng 8, áp thấp nhiệt đới khiến Hà Nội mưa nhiều. 7h sáng, đội mưa lên chuyến xe buýt đi Tế Tiêu (huyện Mỹ Đức), điện thoại của tôi reo, đầu dây bên kia, giọng chàng trai trẻ ngập ngừng, câu được câu mất trong tiếng mưa ào ào: "Chị ơi... chiều chị hãy về nhà em, mưa to quá... giờ em đang bận chống tràn cho mấy ao cá...". Vâng! Hẹn gặp được Nguyễn Sỹ Luận thật khó, cũng bởi một ngày mới với "tỷ phú nhà nông" này thường bắt đầu bằng những việc... không tên như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo