Tìm kiếm: vườn-lan-rừng
Từ thú chơi tao nhã, nhiều hộ gia đình ở Đông La (Hoài Đức, Hà Nội) mạnh dạn đầu tư, dày công chăm sóc và đã phất lên nhờ loài hoa vương giả này.
Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh các giao dịch mua - bán lan đột biến với giá "khủng". Câu hỏi đặt ra: giá trị thật hay chỉ là chiêu trò thổi giá.
Mua giống một lần rồi nhân giống để phát triển kinh tế, nhiều người trồng hoa lan trên địa bàn Hà Tĩnh đã thu lợi.
Với niềm đam mê, chịu khó tìm tòi học hỏi kỹ thuật trồng hoa phong lan, chàng trai người Mông, Tráng Seo Khúa, sinh năm 1985 ở thôn Nhù Sang, xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã vươn lên làm giàu từ nghề trồng hoa lan trong...rừng. Mô hình trồng phong lan trong...rừng của Tráng Seo Khúa lạ mà hay, trở thành câu chuyện lạ ở Lào Cai.
Sau gần 4 năm xây dựng, anh Phạm Quốc Hưng (28 tuổi, trú khu 9, thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đang sở hữu một vườn lan rừng quy mô lớn, với nhiều chủng loại quý hiếm khác nhau. Với giá bán từ vài trăm đến vài chục triệu đồng một giò lan, mỗi năm anh thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Xác định phải xây dựng thương hiệu và tìm mọi cách để mở rộng thị trường ra nhiều nơi nên chàng trai trẻ Tống Duy Dân (xã Phú Hội, huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã sử dụng lợi thế về internet để thông qua mạng xã hội facebook, website… kinh doanh một mặt hàng mà ít ai nghĩ đến, đó là lan rừng.
Vốn là người có niềm đam mê đặc biệt với hoa lan, anh Trần Mạnh Thắng (1983) đã không ngại băng qua những cung đường rừng nguy hiểm, mang về những loài lan rừng quý hiếm. Từ “trồng cho vui” thì giờ đây anh Thắng có cả 1 vườn lan, kinh doanh các loại lan cho thu nhập 15-20 triệu/ tháng.
Ngoài thời gian lên lớp, ở nhà thầy Hiếu còn say mê với nhiều loại cây trồng, trong đó có lan rừng để hiện thực hóa vốn kiến thức vào thực tiễn. Giống như có “cơ duyên” với hoa lan, sau hơn 1 năm mày mò, thầy đã sở hữu trong tay hơn 3.000 giò lan với 40 chủng loại.
Ở xóm Trung Thần, xã Hóa Trung (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) hầu như nhà nào cũng trồng hoa lan rừng. Nhà nhiều thì có tới vài trăm giò, nhà ít cũng có vài chục giò. Từ trồng lan, người dân không chỉ nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn các giống lan quý hiếm.
(DNVN) - Hơn 4.000 phương tiện đủ điều kiện miễn, giảm phí trên Quốc lộ 5 từ ngày 1/8; cảnh báo giả mạo nhân viên công ty tài chính lừa đảo qua Facebook, được hoàn tiền khi dùng thẻ HDbank mua vé máy bay Vietjet Air, những vườn lan tiền tỷ đẹp như mộng ở phố núi, Hà Nội triển khai lắp đặt 1.000 máy bán hàng tự động... là những thông tin nổi bật trong bản tin tà chính-kinh doanh hôm nay (26/7).
Xuất phát từ niềm đam mê, nhiều tràng trai trẻ ở phố núi Pleiku (Gia Lai), Sa Pa (Lào Cai) đã trở thành những ông chủ vườn lan rừng với hàng trăm giống quý hiếm, trị giá hàng tỷ đồng.
Phong trào khởi nghiệp đang từng ngày lan rộng, thể hiện khát khao thay đổi cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng của tuổi trẻ xã vùng sâu Lộc Nam, huyện Bảo Lâm với nhiều mô hình kinh tế mới bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Là một trong những hộ gia đình có vườn lan lớn nhất, nhì tỉnh Hưng Yên với diện tích hơn 3.000m2 cùng gần 200 giống lan quý, mỗi năm gia đình chị Chu Thị Mận - thôn Phú Đa, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào (Hưng Yên) đem về hơn 2 tỷ đồng doanh thu từ hoa lan.
Xuất phát từ niềm đam mê, kiên trì chịu khó nên sau 3 năm tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thuật trồng lan, ông Bùi Xuân Hồng ở xã Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc nhân giống và ươm trồng lan rừng hiệu quả. Giờ đây, ông đang sở hữu một vườn lan khá đa dạng với hơn 30 chủng loại.
Ông Hiền chia sẻ bán xoài cát Hòa Lộc từ 80.000-120.000 đồng/kg, xoài cát Chu từ 25.000-35.000 đồng/kg. Mỗi năm trừ các khoản chi phí, ông lãi từ 400-500 triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo