Tìm kiếm: vốn-vay-ngân-hàng

Với lãi suất cho vay thấp, hạn mức tín dụng phù hợp với nhu cầu vay của doanh nghiệp, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý, chỉ trong nửa đầu năm, gần 350.000 tỷ đồng đã được các ngân hàng giải ngân cho vay.
Ngày 12/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2025/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch và đối mặt với áp lực suy giảm cầu toàn cầu, việc củng cố và mở rộng nguồn vốn cho khu vực kinh tế tư nhân - lực lượng được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng nhất - trở thành một yêu cầu cấp thiết.
Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển DN nhỏ và vừa do Thủ tướng ký ban hành ngày 25/3/2025 yêu cầu: Phải thực hiện quyết liệt mục tiêu phát triển DN nhỏ và vừa 1 cách nhanh chóng, bền vững, tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2030 có thêm ít nhất 1 triệu DN.
DNVN - Lợi nhuận sau thuế quý II/2024 của Công ty cổ phần Vận tải Hoá dầu VP (VP, mã chứng khoán: VPA) âm gần 16 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm nay ở mức âm 31,6 tỷ đồng - giảm 732% so với cùng kỳ năm ngoái.
DNVN - Giá nguyên vật liệu tăng cao, nợ đọng xây dựng cơ bản không được thanh quyết toán đúng thời hạn, thời tiết không thuận lợi, thiếu nguồn cung nguyên vật liệu xây dựng, không biết đến thông tin đấu thầu... là những yếu tố tác động thiếu tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong 6 tháng đầu năm nay.
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thánh thức rất lớn trong ngắn hạn và trung hạn về mặt tốc độ tăng trưởng. Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới, việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021 - 2025 là điều khó khăn.
Để tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong quý IV/2023 đạt 10,6%, đòi hỏi Việt Nam phải có sự đột phá trong các động lực chính của tăng trưởng, đặc biệt từ phía cung. Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề này.

End of content

Không có tin nào tiếp theo