Tìm kiếm: xuất-khẩu-linh-kiện-phụ-tùng

Từ tháng 10-12/2022, dù tình hình nguồn cung đã được cải thiện, nền kinh tế vĩ mô ghi nhận kết quả tăng trưởng tích cực, sản lượng tiêu thụ xe ô tô tại Việt Nam lại đột ngột suy giảm. Hiện tượng kể trên tiếp tục kéo dài đến tháng 1 năm 2023. Điều này dự báo một năm khó khăn của thị trường xe trong nước.
Xuất khẩu linh kiện phụ tùng vẫn đầy triển vọng sau khi doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trở lại trạng thái bình thường mới hậu Covid-19. Tuy nhiên, vẫn cần thêm “chất xúc tác” để khối nội liên kết tốt hơn với các công ty đa quốc gia.
DNVN - Phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa được xem là nền tảng và yêu cầu cấp thiết để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tạo động lực kéo theo các ngành công nghiệp khác. Hiện Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) là một trong những DN tiên phong đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ với quy mô lớn nhất Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe tải, xe khách thông dụng và một số loại xe chuyên dụng; phấn đấu trở thành nhà cung cấp kinh kiện, phụ tùng và một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.
Hàng chục mục tiêu đề ra trong Quy hoạch Phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2012 đã không đạt. Trong khi đó, những mâu thuẫn và thay đổi bất thường của chính sách trên thực tế cũng khiến doanh nghiệp nản lòng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo