Tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số?
Giấc mơ của mọi CEO - doanh nghiệp tự thích nghi với áp lực - đã trở thành hiện thực trong giải pháp số hóa toàn bộ doanh nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0.
Thứ nhất, kiến tạo các sản phẩm và dịch vụ: Số hóa doanh nghiệp giúp cho CEO có thể đo lường thị trường, khách hàng, cạnh tranh tốt hơn. Dựa trên các thông tin, doanh nghiệp có khả năng thay đổi tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.
Thứ hai, tích hợp đa chức năng: Trong doanh nghiệp truyền thống, các phòng ban chức năng tồn tại hoàn toàn đơn lẻ với nhau. Thực thi kiến tạo giá trị cho khách hàng thường diễn ra chậm khi “lưu lượng” xử lý đơn tuyến có các điểm tắc nghẽn do phối hợp không tốt. Chuyển đổi số doanh nghiệp đã tạo ra nền tảng giúp cho các chức năng kết nối đa tuyến và đa chiều với nhau trong nội bộ. Thông qua các kết nối này, các vấn đề được nhận dạng, phòng ngừa trước khi xẩy ra và sẽ được xử lý nhanh chóng khi các chức năng có thể thấy và phối hợp cùng nhau.
Thứ ba, khách hàng phục vụ tốt hơn: Khách hàng ngày nay đã trở thành siêu kết nối với trên các nền tảng công nghệ mạng xã hội, zalo, email... Khách hàng tương tác với doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ đa kênh. Doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng nhu cầu số hóa từ khách hàng.
Thứ tư, đối thủ cạnh tranh đã chuyển đổi số: Đối thủ cạnh tranh sở hữu nền tàng số hóa cho phép họ có thể triển khai và vận hành doanh nghiệ hiệu quả nhanh hơn, chính xác hơn, chất lượng hơn. Các giải pháp quản trị và vận hành số hóa gia tăng hiệu quả từ 30-40 % cho tới 100 %. Doanh nghiệp truyền thống và số hóa là cuộc cạnh tranh giữa kẻ khổng lồ và chàng tý hon về năng lực.
Thứ năm, gia tăng hiệu quả trong hoạt động: để đáp ứng được tất cả những yêu cầu mâu thuẫn đó, doanh nghiệp phải nhờ cậy tới số hóa. Hệ thống số hóa và tự động có thể chạy 24/24 giờ không ngừng nghỉ và không có lỗi.
Thứ sáu, hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch: Chuyển đổi số cho phép các CEO có thể tiếp cận các báo cáo về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí ẩn xuất phát từ các hoạt động doanh nghiệp rất lớn và đây là khoản thu lợi được từ việc đầu tư chuyển đổi số. Minh bạch cũng là giá trị thứ hai mà CEO nhận được.
Thứ 7, nhân rộng nâng cấp và thay đổi hệ thống: khi doanh nghiệp thực hiện số hóa hoàn chỉnh, các công tác nhân rộng nâng cấp và thay đổi rất dễ dàng theo dạng module hoặc nâng cấp toàn bộ quy trình. Chúng ta có thể thấy Grab dễ dàng triển khai mở rộng các tỉnh thành sau khi họ đã triển khai thành công tại TP.HCM và Hà Nội.
Thứ tám, tối ưu hóa nhân lực trong doanh nghiệp: Chuyển đổi số còn cho phép các nhân viên có năng suất cao có khả năng cộng hưởng tạo ra giá trị nhiều hơn nữa. Các công việc có giá trị gia tăng thấp sẽ được hệ thống tự động thực hiện. Nhân viên và quản lý sẽ có nhiều thời gian cho các công việc có giá trị gia tăng cao.
Cới hệ thống số hóa, doanh chủ sẽ không phải lệ thuộc nhiều vào nhân lực khi phần lớn các công việc đã được tự động hóa 100 % hoặc bán tự động. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
359 sản phẩm của 190 doanh nghiệp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam