Tăng cường xúc tiến thương mại cho hàng thủ công truyền thống
Hội chợ có sự tham gia của nhiều nhóm sản xuất đến từ các vùng miền của đất nước, trong đó có 19 quầy hàng thuộc nhóm dân tộc thiểu số, 21 quầy hàng thuộc về các nhóm khuyết tật và làng nghề truyền thống. Trong khuôn khổ Hội chợ lần này, ngoài hoạt động giao thương, mua bán giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng còn có nhiều hoạt động bổ ích khác như trình diễn nghệ thuật, trình diễn nghề (dệt thổ cẩm, vẽ Batik, thêu…), các hoạt động vui chơi, giải trí… nhằm tạo điểm nhấn và phục vụ du khách.
Bà Trần Tuyết Lan - Giám đốc Trung tâm Craft Link cho biết, Hội chợ Hàng thủ công truyền thống Việt Nam là một trong những hoạt động thường niên của Trung tâm Craft Link nhằm giúp các nhóm sản xuất giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng, đồng thời có dịp được giao lưu trực tiếp, tìm hiểu kỹ hơn về thị hiếu, thói quen của người tiêu dùng để cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Qua đây, Trung tâm mong muốn có thể góp phần nâng cao nhận thức của công chúng Việt Nam và bạn bè quốc tế về văn hoá của các dân tộc thiểu số và các làng nghề truyền thống, để từ đó, họ sẽ ngày càng yêu thích hàng thủ công truyền thống cũng như nền văn hoá đặc sắc của Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Xanh SM mở dịch vụ xe hai bánh tại Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu
Tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp qua cẩm nang ESG
Canada siết hạn ngạch thuế quan: Thép Việt đối diện thách thức lớn
Cầu nối cho doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Hàn Quốc
Lãi cho vay bình quân 6,23%/năm, giảm 0,7%/năm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp

Cần chính sách đột phá để hiện thực hoá trung tâm nguyên phụ liệu thời trang