Hỗ trợ doanh nghiệp

Tập đoàn Thép Việt Nhật: Có vi phạm về pháp Luật Lao động?

(DNVN) - Văn phòng khu vực Duyên hải Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập vừa nhận đơn của tập thể hơn 50 người lao động đã nghỉ việc tại Công ty CP Thép Việt Nhật sau tái cơ cấu gọi là Tập đoàn Việt Nhật (Việt Nhật) đồng loạt kiến nghị tới các cơ quan chức năng về việc mình bị doanh nghiệp nợ lương, nợ Bảo hiểm xã hội, nợ trợ cấp thôi việc và đặc biệt họ chưa thể nhận lại quyển sổ BHXH của mình theo đúng quy định pháp luật.

Từ người lao động:“ Cực chẳng đã”

Theo người lao động, họ là những người làm việc tại Công ty CP thép Việt Nhật “vui cùng chia buồn cùng hưởng” với cty qua  nhiều năm.  Trong giai đoạn cuối năm 2013 đầu năm 2014, cty lâm vào tình trạng khó khăn chung không có khả năng thanh toán lương và BHXH cho người lao động. Đối mặt với thất nghiệp  họ vẫn “ngậm ngùi” cầm quyết định thôi việc số tiền trợ cấp thôi việc của mình ghi trên giấy. Gần 4 năm ngày nào họ cũng thấp thỏm trông chờ  vào khoản nợ mà theo họ nó sẽ trang trải bớt đi phần nào gánh nặng cuộc sống hiện tại. Gặp gỡ anh  Trần Quang Thắng- nguyên công nhân nhà máy cán, anh bức xúc nói: “ Cực chẳng đã chúng tôi mới lên tiếng đòi tiền mồ hôi nước mắt của mình, có khi cty đã “quên béng” những khoản nợ của chúng tôi. Có đến có đòi thì cty cứ hứa  làm ăn có lãi sẽ trả vậy biết đến khi nào mới làm ăn có lãi cơ chứ?  Nói thật với phóng viên là tôi còn chuyển cả bệnh án của tôi cho chị Đức để đòi chế độ nhưng đến gần 2 tháng nay tôi vẫn chưa lấy được.  Hiện tại cty đang giữ của tôi  tiền lương 4 tháng, BHXH, tiền trợ cấp khoảng vài chục triệu, con tôi 2 đứa  ăn học rất khó khăn, tôi đi lại nhiều lần công ty hứa là trả nhưng không cụ thể ngày nào sẽ trả, trả bao nhiêu nên anh em công nhân rất bức xúc chỉ dám nhờ pháp luật. Còn đông  đảo người lao động khốn khổ  nữa chứ không phải mỗi vài chục công nhân ở  Hải Phòng  này đâu, còn ở cả tỉnh Hải Dương, Thái nguyên, Bắc Ninh , Bắc Giang nữa họ  ở xa nên chưa xuống hết đòi tiền công được”.

Tập thể người  lao động tập trung đồng loạt trình bày những khó khăn về việc  họ bị Việt Nhật nợ lương, nợ BHXH .

Những lúc họ gian nan bệnh tật phải điều trị họ cần lắm cái quyền lợi bảo hiểm xã hội mà đáng ra họ đã được hưởng từ lâu. Nhiều lần cuối con đường cùng quẫn một số người lao động lại đưa chân tới Việt Nhật với hy vọng sẽ lấy lại được vài tháng lương ít ỏi của mình từ những năm 2013-2014. Công nhân Lê Quang Biền chia sẻ: “ Việt Nhật đã nợ chúng tôi từ rất lâu rồi, thới gian khó khăn chúng tôi phải bán vàng, vay lãi để ổn định cuộc sống theo đuổi Việt Nhật đến lúc Cty làm ăn được nợ kinh doanh tiền tỷ nhưng không thể nợ tiền lương của người công nhân được.”

Đặc biệt hơn theo phản ánh của công nhân Vũ Điều Trường thì có lần đại diện cho người  lao động, anh Trường đến cty  yêu cầu cty chi trả, tiền nợ lương, chốt sổ BHXH và tiền trợ cấp thôi việc, ông Đặng Việt  Bách Phó Tổng Giám đốc Thứ 1 tuyên bố với anh Trường rằng “mọi người kiện cứ đi mà kiện, tôi sẵn sàng đi tù!”.

 Cùng trao đổi với tập thể vài chục công nhân lao động mỗi người một tâm sự, một bức xúc một khó khăn vướng mắc trong cuộc sống. Họ cho rằng cực chẳng đã họ mới phải rời cty, cực chẳng đã họ khắc khoải chờ đợi khoản tiền nợ suốt những năm ròng, ngay cả lúc cty đã hồi phục. Và cực chẳng đã họ phải đồng loạt lên tiếng với một mong muốn chung là bao giờ Cty trả lời họ cụ thể trả tiền công tiền lương  cho họ đồng thời bao giờ người lao động được cầm lại quyển sổ  đã chốt đúng quy định của mình?

Đến cơ quan chức năng: Có thực sự chu toàn?

Làm việc với ông Chủ tịch Công đoàn Việt Nhật ông Nguyễn Văn Phi cho biết: “ Hiện tại có gần 70 lao động đã nghỉ việc cty còn nợ khoảng hơn 2 tỷ tiền công và tiền lương, 12 tỷ BHXH trong giai đoạn 2013-1014. Chúng tôi cũng đã chủ động ra thông báo, mời công đoàn làm việc với từng nhóm lao động nhưng chỉ có một hai người đến. Hiện tại Việt Nhật vừa hồi phục còn rất nhiều khó khăn việc nào làm trước thì phải làm trước, tuy nhiên  chúng tôi đang cố gắng cam kết hết năm 2016 sẽ thực hiện xong việc chốt sổ cho người lao động. Còn việc trả tiền lương tiền công phải có lộ trình, khi mà vừa lâm sàng xong không thể yêu cầu làm hết tất cả các mọi việc, vì thế phải làm từng việc, chúng tôi ưu tiên cho những khoản nợ ngân hàng để duy trì sản xuất kinh doanh, cũng phải lo cho những cuộc sống gần 400 công nhân đang lao động gắn bó tại cty ”.

 

Gần 70 công nhân lao động Việt Nhật đã nhận quyết định nghỉ việc và đợi lương, trợ cấp, BHXH trên giấy hàng năm trời.

Trao đổi với Bà Đinh Thúy Hà, Chủ tịch Liên đoàn lao động quận Hồng Bàng  về việc này, bà cho biết:“Từ quý 4/2012,  Việt Nhật lâm vào khó khăn, lao động nghỉ việc, tổ chức công đoàn  tan rã. Vào khoảng 11/2015,  ngân hàng Techcombank đã mua lại, là chủ đầu tư chính thức và tiến hành tái cơ cấu DN, ông  Nguyễn Văn Bình buộc phải ở lại với vai trò giám đốc, để giải quyết hậu quả của DN. Với tổng số tiền BHXH lên đến  gần 12 tỷ đồng, DN đã có hướng giải quyết và đang chờ chấp thuận của BHXH thành phố Hải Phòng. Trong lúc còn nhiều khó khăn nên DN sẽ xin được nộp số tiền gốc BHXH trên 9 tỷ đồng và nợ lại số tiền lãi hơn 2 tỷ đồng. Dự kiến, cuối năm 2017 mới bắt đầu có lợi nhuận, khi ấy DN sẽ thanh toán tiền lương cho người lao động. Liên đoàn lao động quận sẽ tiếp tục đôn đốc DN giải quyết chế độ lao động cho người lao động sớm”.

Điều đặc biệt nữa là không biết bao lần PV Doanh nghiệp và Hội nhập đã liên hệ qua điện thoại với lãnh đạo, đến tận trụ sở phô tô tài liệu, đặt lịch làm việc để tìm hiểu thông tin với Sở Lao động thương binh Xã hội thành phố Hải Phòng nhưng chỉ nhận được sự đùn đẩy qua số điện thoại cá nhân mà  PV gọi thì không hề nhấc máy.

Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan ban ngành cùng Việt Nhật nên có những động thái tích cực giúp đỡ hơn 50 công nhân lao động đã nghỉ việc tại cty sớm lấy lại được quyền lợi cho mình trước nhiều sức ép, áp lực khó khăn  ổn  định cuộc sống.

Box thông tin Điều 59 Bộ luật Lao động (BLLĐ) quy định: 1- Người lao động (NLĐ) được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc. Trong trường hợp đặc biệt phải trả lương chậm, thì không được chậm quá một tháng và người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương. Nếu DN chậm trả lương cho NLĐ nhiều  tháng thì đã vi phạm quy định trả lương không đúng thời hạn cho NLĐ; trả chậm lương nhưng không đền bù, từ tháng 1/1/2016 theo quy định người lao động được quản lý và sử dụng sổ BHXH của mình.

  Theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2006 (gọi tắt là BLLĐ), đây có thể coi là tranh chấp lao động tập thể về quyền.Ngoài ra, điểm a khoản 2, điểm c khoản 6 Điều 10 Nghị định 47/2010/NĐ-CP, ngày 06/05/2010, quy định về xử phạt hành chính về vi phạm pháp luật lao động, hành vi không trả lương đầy đủ, đúng thời hạn cho NLĐ; trả chậm lương nhưng không đền bù; có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, NSDLĐ vi phạm còn phải trả lương và các chế độ khác cho NLĐ theo các quy định của pháp luật. NLĐ có thể yêu cầu thanh tra chuyên ngành về lao động hoặc UBND cấp huyện, nơi doanh nghiệp hoạt động xử lý hành vi vi phạm.

 

Nên đọc
NPV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo