Hỗ trợ doanh nghiệp

Tasco được dự đoán sẽ thâu tóm TCT Thăng Long với giá "rẻ bèo"

Với tỷ lệ sở hữu lớn nhất, các đại diện của Tasco đang nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất tại TCT Thăng Long. Như vậy, Tasco đang nổi lên là ứng cử viên thâu tóm TCT Thăng Long khi SCIC thoái nốt phần vốn tại đây.

TCT Thăng Long - CTCP tiền thân là Xí nghiệp Liên hợp Cầu Thăng Long, được thành lập theo Quyết định số 2896/QĐ-TC ngày 6/7/1973 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ngày 6/1/2014, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển công ty mẹ - TCT Xây dựng Thăng Long thành công ty cổ phần. Đến ngày 28/5/2014, Tổng công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi TCT Xây dựng Thăng Long - CTCP với vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng. Đến ngày 24/11/2014, chính thức đổi tên thành TCT Thăng Long - CTCP (Mã chứng khoán: TTL).

TCT Thăng Long từng có quá khứ huy hoàng khi thi công hàng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn như: cầu Kiền, cầu Sông Gianh, cầu Phù Đổng, cầu Vĩnh Tuy, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ...

Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của TCT Thăng Long bất ngờ chững lại và liên tục sụt giảm mạnh chỉ sau hơn 3 năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Mới đây, TCT đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất 2017 (chưa kiểm toán) với nhiều thông tin đáng chú ý. Sau khi tăng mạnh vào năm 2015, kết quả kinh doanh của Tcty Thăng Long giảm trông thấy trong 2 năm vừa qua.

Một trong những dự án của Tasco. Ảnh: Internet.

Doanh thu hợp nhất năm 2017 đạt 1.124 tỷ đồng, bằng già nửa năm 2016 (2.144 tỷ đồng). Đây là mức doanh thu thấp nhất của Tcty Thăng Long từ năm 2009. Lãi sau thuế theo đó giảm 61% từ 66,3 tỷ đồng về 25,9 tỷ đồng. Đây là năm năm thứ 4 Tổng công ty Thăng Long hoạt động dưới mô hình cổ phần hoá, sau đợt IPO thành công cuối tháng 3/2014.

Theo giải trình của Tcty Thăng Long, nguyên nhân dẫn đến doanh thu và lợi nhuận sụt giảm là do nhiều dự án quyết toán với chủ đầu tư còn chậm, trong khi các công trình lớn năm 2017 chưa đẩy mạnh triển khai.

Kết quả kinh doanh èo uột của TCT Thăng Long một phần không nhỏ đến tới khối nợ xấu khá lớn, lên tới 207 tỷ đồng, tương đương nửa vốn cổ phần, tiếp tục tăng so với 176 tỷ đồng thời điểm đầu năm.

Kinh doanh kém khả quan là vậy, nhìn vào BCTC cũng cho thấy, đây là doanh nghiệp dường như "sống" bằng tiền đi vay ngân hàng. Một loạt danh sách các chi nhánh ngân hàng lớn vay ngắn hạn, vay dài hạn được điểm tên như: Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, BIDV, VPBank, TPBank, Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Ngân hàng Đông Nam Á...

Cơ cấu cổ đông của TCT Thăng Long hiện khá “cô đặc” với 7 cổ đông lớn chiếm tới 94,97% vốn điều lệ của doanh nghiệp này. Trong đó, 4 cổ đông là tổ chức đã chiếm tới 85,9% vốn cổ phần là: Công ty CP Tasco (35,41%); SCIC (25,05%); Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (7,16%) và Công ty CP Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (7,16%).

 

Với tỷ lệ sở hữu lớn nhất, các đại diện của Tasco đang nắm giữ những chức vụ quan trọng nhất tại TCT Thăng Long.Hiện tại Chủ tịch HĐQT của TCT Thăng Long là ông Phạm Văn Lương đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT của Tasco. Kế toán trưởng bà Lê Thị Ngọc và Thành viên Ban kiểm soát và Nguyễn Thị Thu.

Quan sát kỹ hơn có thể thấy, ba cá nhân là Mai Trọng Thịnh (sở hữu 11,12%); Phạm Thị Nhài (sở hữu 5,87%); Phạm Thế Hùng (sở hữu 5,87%) đều là những người có liên quan trực tiếp đến ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch HĐQT của Tasco.

Với tỷ lệ sở hữu trực tiếp và sở hữu của những người có liên quan nhiều nhất, Tasco đang nổi lên là ứng cử viên thâu tóm TCT Thăng Long khi SCIC thực hiện thoái nốt phần vốn nhà nước tại đây.

Nhiều chuyên gia dự đoán, với thực trạng kinh doanh của TCT Thăng Long như hiện tại thì Tasco đang có nhiều lợi thế để gia tăng tỷ lệ chi phối lên trên 65% tại doanh nghiệp này với mức giá hời hơn rất nhiều so với mức giá đấu thành công bình quân tại thời điểm cổ phần hóa năm 2014 là 21.007 đồng/CP.

Nên đọc
Theo An ninh Tiền tệ & Truyền thông
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo