Hỗ trợ doanh nghiệp

Thị trường tiêu Việt Nam mất phương hướng

Biến động giá trên thị trường hạt tiêu Ấn Độ khiến người sản xuất lẫn giới kinh doanh hạt tiêu Việt Nam bị mất phương hướng.

 Nhu cầu hạt tiêu thế giới gia tăng bình quân 5% mỗi năm nhưng sản lượng tại các nước trồng tiêu sụt giảm nên đã khẳng định trong năm 2011 thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 35.000-40.000 tấn hạt tiêu các loại.
 

Hội nghị quốc tế về hồ tiêu tại Bali Indonesia do IPC tổ chức cuối năm vừa qua tiếp tục khẳng định, năm 2012 thế giới tiếp tục thiếu hụt hạt tiêu mặc dù sản lượng dự kiến sẽ thu được 320.000 tấn so với 298.000 tấn của năm trước. Trong đó các nước sản xuất tiêu hàng đầu là Ấn Độ giảm 5.000 tấn xuống còn 43.000 tấn, và Việt Nam tăng sẽ tăng 10% lên 110.000 tấn và Indonesia sẽ tăng 24% lên 35.000 tấn.
 

Thời điểm này giá hạt tiêu thế giới đang tăng mạnh, mặc dù Ấn Độ mới thu hoạch được 3/4 sản lượng và Việt Nam mới có 1/3 diện tích trồng được thu hoạch. Tại thị trường Ấn Độ tiêu có giá 400 Rupee/kg cho tiêu xô và 413 Rupee/kg cho tiêu chọn, mức giá chưa từng có và quá bất ngờ với các nhà đầu tư.
 

Trong khi đó ở Việt Nam, người trồng tiêu tỏ ra mất phương hướng. Đầu năm nay, tiêu Việt Nam đã được giao dịch trên sàn SMX Singapore và khởi đầu với mức giá cho kỳ hạn giao tháng 3 là 6.505 USD/tấn.
 

Tuy nhiên, khi giá tiêu kỳ hạn tại sàn NCDEX (Ấn Độ) liên tục tăng mạnh, thiết lập đỉnh mới với giá cao ngất ngưởng lên đến xấp xỉ 8.700 USD/tấn, thì tiêu kỳ hạn tại sàn SMX (Singapore) lại ít biến động giá chỉ 6.000-6.500 USD/tấn, chênh lệch hơn 2.000 USD/tấn. Gần đây trong khi sàn Ấn khối lượng giao dịch hàng ngày duy trì khoảng 5-6 nghìn tấn thì sàn Sing không có một hợp đồng mở nào, khiến nhà kinh doanh thực sự mất phương hướng.
 

Các thương lái trong nước những ngày đầu còn theo dõi giá trên sàn Sing để mua bán, rồi sau đó phải đợi giá từ nhà thu mua xuất khẩu. Nhưng đến khi hai sàn trái chiều nhau thì sự lúng túng lộ rõ, giá mua bán trong ngày phải chỉnh đi chỉnh lại vì không biết nên dựa theo sàn nào.

 
Theo Cafef
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo