Áp lực tăng giá xăng dầu có thể tác động tiêu cực lên thị trường lao động
DNVN - Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, thị trường lao động trong quý III cũng như cả năm 2022 sẽ tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực. Tuy vậy, trong thời gian tới, thị trường lao động vẫn có thể đối mặt với nhiều khó khăn do chịu áp lực tăng giá xăng dầu và một số mặt hàng thiết yếu từ cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.
Lo ngại chuyện chỉ mới "nghe nói" tăng lương là giá nhiều mặt hàng đã tăng / AppotaPay và LynkiD bắt tay thúc đẩy thanh toán không tiền mặt
Theo Tổng cục Thống kê, bức tranh thị trường lao động Việt Nam trong quý II đã có nhiều khởi sắc. Trong đó, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19 đã giảm mạnh, số người gia nhập lực lượng lao động tiếp tục tăng, lao động có việc làm tăng mạnh, đặc biệt là lao động trong khu vực dịch vụ.
Thị trường lao động mang tính bền vững hơn với mức tăng tập trung chủ yếu ở lao động có việc làm chính thức. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đều giảm. Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện.
Kết quả này có được là nhờ Việt Nam kiên định chủ trương "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" cùng với các giải pháp phù hợp và quyết liệt của Chính phủ, các cấp, các ngành trong triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần của Nghị quyết 11/NQ-CP.
Đánh giá về tình hình lao động việc làm 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Trung Tiến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, với việc Chính phủ đã đưa ra các giải pháp trúng và kịp thời trong phát triển kinh tế - xã hội ngay từ đầu năm, tình hình kinh tế diễn biến tích cực, tác động tích cực đến thị trường lao động việc làm trong quý II.
Theo ông Nguyễn Trung Tiến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, thị trường lao động có thể đối mặt với khó khăn do áp lực tăng giá xăng dầu và một số mặt hàng thiết yếu từ cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.
Với đà này, thị trường lao động trong quý III cũng như cả năm 2022 sẽ tiếp tục có những tín hiệu tích cực nhờ việc tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh. Nền kinh tế tiếp tục có các giải pháp để phát triển tốt trong 6 tháng cuối năm.
Trong phiên họp Chính phủ mới đây, Chính phủ đã đề xuất nâng mức tăng trưởng GDP lên 7% - tức là cao hơn so với mức 6 - 6,5% do Chính phủ đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hồi đầu năm.
"Tôi tin tưởng rằng thị trường lao động trong quý III cũng như cả năm 2022 sẽ tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực. Tuy vậy, trong thời gian tới, thị trường lao động vẫn có thể đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do chịu áp lực tăng giá xăng dầu và một số mặt hàng thiết yếu từ cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine", ông Tiến đánh giá.
Do đó, cần phải tiếp tục nhất quán phương châm "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", tuyệt đối không chủ quan, lơ là khi tình hình dịch bệnh còn có thể diễn biến phức tạp, khó lường và việc xuất hiện các biến chủng mới. Cần sẵn sàng các kịch bản đối phó với các biến thể mới của dịch dự kiến sẽ có thể xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới.
Ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế. Chú trọng hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người lao động.
Chú trọng kiểm soát lạm phát, hạ nhiệt giá xăng dầu để ổn định an sinh xã hội, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động, đặc biệt những người chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Thu An
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Cột tin quảng cáo