Bất động sản có cơ hội phục hồi nhanh, không bị tổn thương quá lớn sau khi hết dịch Covid-19
Bất động sản Bình Dương sau cơn sốt: Nơi biệt thự bỏ hoang, nơi dự án "ma" giăng bẫy / Covid-19: VNREA đề xuất giãn thuế và tiền thuê đất, "giải cứu" doanh nghiệp bất động sản
Báo cáo quý trực tuyến và công bố các dữ liệu về thị trường bất động sản (BĐS) quý 1/2020 do Batdongsan.com.vn tổ chức sáng ngày 22/4 cho thấy mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, nhu cầu đầu tư và nhu cầu sở hữu nhà ở vẫn rất lớn tại thị trường Việt Nam. Bất động sản vẫn là kênh đầu tư có tỉ lệ lựa chọn cao nhất.
Bất động sản vẫn dẫn đầu kênh đầu tư được lựa chọn
Theo báo cáo của Batdongsan.com.vn, một khảo sát được thực hiện cuối tháng 3/2020 với sự tham gia của 1.100 nhà môi giới là khách hàng của Batdongsan.com.vn đưa ra kết quả đáng chú ý. Hiện có đến 97% nhà môi giới được hỏi cho biết số lượng giao dịch giảm trong đại dịch, 75% ghi nhận nguồn hàng trong tay các nhà môi giới sụt giảm và có khoảng 64% trong số khảo sát tin tưởng vào sự phục hồi của thị trường bất động sản Việt Nam vào cuối năm 2020.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn, khó khăn hiện nay chỉ là ngắn hạn và là dịp để thị trường thanh lọc các dự án, chủ đầu tư và doanh nghiệp yếu kém. Các doanh nghiệp có thể dành thời gian này để xem xét lại hoạt động kinh doanh, tập trung cho các dự án khả thi và chứng minh hiệu quả; tập trung vào các vấn đề về nhân sự và đào tạo để tạo đà cho thời gian tiếp theo, khi thị trường phục hồi.
Covid-19 cũng là dịp để doanh nghiệp đào sâu vào các hoạt động kinh doanh, thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu để có bước tăng trưởng cao hơn khi thị trường trở lại.
Theo phân tích và nhận định của Batdongsan.com.vn, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, nhu cầu đầu tư và nhu cầu sở hữu nhà ở luôn rất lớn tại thị trường Việt Nam. Nếu như dịch bệnh được kiểm soát trong quý 2/2020, thị trường BĐS có thể phục hồi trở lại vào quý 4/2020. Và các dự án bất động sản, các chủ đầu tư vẫn luôn cần đầu tư hơn cho chất lượng, các tiện ích, không gian sống xanh, thân thiện môi trường. Đặc biệt, những bất động sản giá bán hợp lý sẽ vẫn được người có nhu cầu mua đón nhận.
Khảo sát dựa trên dữ liệu của Batdongsan.com.vn, Vnexpress, Tổng cục Thống kê cho thấy, có đến 29% số người được hỏi vẫn lựa chọn bất động sản như một kênh đầu tư hữu hiệu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Tỉ lệ này áp đảo so với các kênh đầu tư khác như gửi tiền tiết kiệm (24%), vàng (17%), chứng khoán (12%). Như vậy, kênh nhà đất đứng đầu trong lựa chọn về đầu tư. Điều này không khó hiểu bởi từ lâu, với người Việt Nam, bất động sản không chỉ là tài sản có thể tăng giá theo thời gian mà còn là một kênh tích trữ và đảm bảo giá trị tài sản.
Nghiên cứu của Batdongsan.com.vn còn cho thấy tính vượt trội về lợi nhuận của đầu tư bất động sản so với các kênh đầu tư khác. Từ năm 2010-2020, tốc độ tăng giá nhà tại quận Ba Đình Hà Nội đạt 335%, tốc độ tăng giá nhà tại quận 5, TP.HCM đạt 213%. Trong khi đó, cùng biên độ thời gian, tốc độ tăng giá vàng chỉ đạt 22%, chỉ số VN-Index là 45%.
Bài học từ thị trường bất động sản Hong Kong qua các cuộc khủng hoảng kinh tế và đại dịch SARS 2003 cho thấy giá bất động sản không suy giảm dù lượng giao dịch giảm mạnh trong năm đầu và sớm tăng trưởng trở lại vào năm sau đó. Chính bởi vậy, nhà đầu tư có niềm tin rằng kịch bản này sẽ lặp lại sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.
Bất động sản có cơ hội tăng trưởng, không bị tổn thương quá lớn sau khi hết dịch Covid-19
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, trong quý I/2020 thị trường bất động sản có dấu hiệu bị thu hẹp, một loạt các chỉ số đều giảm như số lượng các doanh nghiệp bất động sản thành lập mới thì giảm 2%. Số lượng các doanh nghiệp bất động sản giải thể cũng tăng mạnh do dịch bệnh 1%. Sức mua, sức giao dịch trên thị trường cũng đang giảm rất mạnh.
Theo ông Thành, đây là điều khá phù hợp trong bối cảnh kinh tế mà khi mà mọi nhu cầu mua cùng bị giảm, vì con người cảm thấy tương lai bất trắc người ta sẽ hạn chế mua sắm, chi tiết.
Ông Nguyễn Đức Thành cũng đưa ra dự báo, nếu dịch bệnh hết trong quý 2 thì nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh. Niềm tin của người tiêu dùng sẽ nhanh chóng quay trở lại với các ngành như sản xuất, hàng không, giao thông, và các ngành cơ bản khác. Trong đó, ngành bất động sản thì dịch bệnh chỉ làm người ta dừng giao dịch, ảnh hưởng ngay tới các nhà cung cấp dịch vụ trực tiếp. Nhưng việc ngưng giao tiếp sẽ được bù lại ngay sau khi hết dịch và sẽ giúp nền kinh tế phục hồi nhanh chóng.
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, nền kinh tế giảm sức cầu trong giai đoạn vừa rồi, sau đó Chính phủ đã có một loạt chính sách đẩy mạnh đầu tư công, tăng chi ngân sách cho các công trình giao thông công cộng, các dự án phát triển hạ tầng, điều này khiến cho các công trình công được thi công nhanh hơn và tạo những cơ hội lớn để phục hồi nền kinh tế. Đây là các cơ hội cho ngành bất động sản, xây dựng nếu Chính phủ thực hành đúng chính sách này. Việc phân bổ kinh tế vào đầu tư hạ tầng sẽ kéo theo thị trường bất động sản tăng trưởng và bất động sản sẽ không bị tổn thương quá lớn.
Cũng theo phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, trong ngắn hạn có những ngành bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch Covid-19 như giao thông, hàng không, du lịch dịch vụ khách sạn, nhà hàng, hay giáo dục, xuất khẩu.
Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đưa ra 3 cái kịch bản tăng trưởng kinh tế năm nay. Trong đó, kịch bản lạc quan nhất là tăng trưởng kinh tế có thể đạt tới 4,2% nếu dịch dừng lại rất sớm chỉ trong quý I hoặc quý II khi đó nền kinh tế có cơ hội khôi phục nhanh hơn.
Kịch bản thứ hai tăng trưởng kinh tế năm nay chỉ đạt 1,5% và cuối cùng trong trường hợp mà dịch kéo dài đến hết cả năm, khiến các hoạt động kinh tế chậm lại thì có thể tăng trưởng năm nay là âm 1%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng