Cho vay tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán
Sơn La xây dựng sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương / Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu
Chỉ còn hơn một tháng nữa là tới Tết Nguyên đán. Dịp cuối năm nhiều gia đình mạnh tay hơn cho những khoản chi tiêu dùng, ít thì vài món đồ gia dụng mới, nhiều là cả căn nhà hay chiếc xe. Và đương nhiên, các nhà băng sẽ không bỏ qua "con gà đẻ trứng vàng" này. Nội dung trên tờ Thời báo Kinh doanh số ra sáng 13/12.
Ảnh minh họa.
Lãi suất hấp dẫn là nước cờ của hầu hết các nhà băng như gói vay mua ô tô tại VPBank đang áp dụng là 7,49%/năm, TPBank từ 7,6%/năm, BIDV từ 8%/năm, Techcombank từ 8,29%/năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ cho vay có thể lên đến 85%, thậm chí là 100% nếu khách hàng thế chấp bằng bất động sản. Thời gian vay tối đa lên đến 96 tháng đối với xe ô tô mới.
Tuy nhiên, tờ Đầu tư lại nhìn câu chuyện cho vay tiêu dùng ở góc độ đề phòng hơn. Bài viết trích ý kiến của ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM cho biết, nợ xấu trong cho vay tiêu dùng đến hết tháng 10/2019 đạt hơn 10.200 tỷ đồng, chiếm 2,3% tổng dư nợ tiêu dùng. Việc tín dụng bất động sản "núp bóng" tiêu dùng cũng được xem là một rủi ro lớn.
Tính đến hết tháng 11/2019, dư nợ bất động sản đã chiếm 11% tổng dư nợ, tăng 9,6% so với đầu năm. Các chuyên gia cho rằng, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn tín dụng sản xuất - kinh doanh. Tín dụng tiêu dùng tăng, kéo theo cuộc đua lãi suất huy động đầu vào, từ đó tác động lên lãi suất đầu ra lên cao, do vậy, nếu không bóc tách cho vay mua nhà khỏi cho vay tiêu dùng, sẽ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu tăng.
Một trong những kênh cho vay tiêu dùng phổ biến hiện nay đó chính là các trung gian tài chính Fintech. Nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ, Ngân hàng nhà nước, gần đây, đưa ra Dự thảo quy định tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là 49%.
Tờ Diễn đàn Doanh nghiệp nhận định, quy định này không chỉ gây khó khăn cho Fintech khi gọi vốn đầu tư mà còn có thể dễ dẫn đến nguy cơ bị khiếu kiện.
Theo các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, Hiệp định Đầu tư song phương Nhật Bản-Việt Nam…thì Việt Nam đều đưa ra cam kết mở cửa lĩnh vực tài chính - ngân hàng với phạm vi cam kết rất rộng, bao gồm tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền…
Mặt khác, mặc dù cơ quan soạn thảo cho rằng "trung gian thanh toán" không được thể hiện trong các lĩnh vực cam kết. Tuy nhiên, đây chỉ là một khái niệm pháp lý riêng của Việt Nam, còn về bản chất hoạt động này đã được bao gồm trong lĩnh vực được cam kết là dịch vụ thanh toán.
Tờ Đầu tư dẫn ý kiến của Luật sư Phùng Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính cho rằng chính phủ cần cân nhắc nhiều giải pháp khác nhau để kiểm soát, theo dõi và ngăn chặn các hoạt động đầu tư không mong muốn cụ thể thay vì áp đặt hạn chế trên toàn thị trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
VCCI kiến nghị lập cơ quan độc lập đốc thúc giải quyết vướng mắc, bất cập
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg