GDP tăng 25,4% sau đánh giá lại
Sơn La xây dựng sản phẩm OCOP từ thế mạnh địa phương / Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu
Việc thay đổi quy mô GDP có ảnh hưởng khá lớn tới việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Với tỷ lệ tăng 25,4% GDP, tổng giá trị của nền kinh tế đã tăng hơn 930 nghìn tỷ đồng/năm. Trong đó, cả 3 lĩnh vực của kinh tế đều tăng sau khi đánh giá lại. Quy mô khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng khá lớn. Riêng lĩnh vực dịch vụ tăng hơn 39% so với số liệu đã công bố trước đây. Việc tăng thêm giá trị của các lĩnh vực kinh tế này đã làm thay đổi cơ cấu GDP, phản ánh rõ xu hướng chuyển dịch của nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Điều đáng chú ý là quy mô GDP thay đổi dẫn tới các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác cũng thay đổi. Các chỉ tiêu như: Tích lũy tài sản bình quân mỗi năm, Tổng thu nhập quốc gia , GDP bình quân trên đầu người có tỷ lệ tăng cao. Trong khi đó, các tỷ lệ có ảnh hưởng giảm gồm: thu ngân sách, thuế, chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước, dư nợ công so với GDP.
Việc giảm tỷ lệ của các chỉ tiêu kinh tế này được các chuyên gia cho rằng tạo không gian mở hơn để Việt Nam áp dụng nhiều chính sách điều hành mới. Đồng thời, việc thay đổi quy mô GDP cũng sẽ khiến các tổ chức quốc tế, một số quốc gia khác điều chỉnh chính sách áp dụng với Việt Nam trong các trường hợp vay nợ nước ngoài, áp dụng hỗ trợ về kinh tế, xã hội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục biến động