Giúp nhà nông vơi nỗi lo được mùa, mất giá
Giá xăng lại tăng / Ngành sản xuất tăng trưởng trở lại
Đây cũng là một trong những hoạt động trọng tâm của Trung tâm Khuyến nông triển khai trong những năm gần đây.
Mô hình trồng rau trong nhà lưới - Ảnh minh họa
Vẫn khó khâu tiêu thụ
Mặc dù các DN, hợp tác xã đã đẩy mạnh việc liên kết tiêu thụ nông sản qua hợp đồng để nâng cao giá trị sản phẩm nhưng trong quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn. Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh rau, củ, quả an toàn, du lịch làng nghề sinh thái Tâm Anh (huyện Phú Xuyên) Đào Thị Lương chia sẻ, mỗi ngày hợp tác xã tiêu thụ hàng chục tấn nông sản, thực phẩm theo chuỗi liên kết với các đơn vị khác, cung ứng cho nhiều siêu thị. Tuy nhiên, một số hộ nông dân vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất an toàn, số lượng, chủng loại, gây khó khăn cho hợp tác xã trong thu mua nông sản theo đơn đặt hàng của DN.
Còn theo Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Long (huyện Thanh Oai) Nguyễn Trọng Long, hiện nay, hợp tác xã đã liên kết tiêu thụ theo chuỗi thực phẩm A-Z. Tuy nhiên, để quảng bá, giới thiệu, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng, hợp tác xã thường tốn khoảng 10 - 20% chi phí trong tổng giá trị sản phẩm. Đó là một trong những khó khăn cho hợp tác xã khi phải cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp sản xuất truyền thống trên thị trường có giá rẻ hơn.
Đáng nói, theo phản ánh của nhiều hộ nông dân, hợp tác xã, khi vào vụ thu hoạch, sản lượng nông sản lớn, nếu không tiêu thụ nhanh sẽ bị ùn ứ nên họ phải bán với giá thấp cho thương lái, dẫn đến đầu ra không ổn định.
Nhìn nhận về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, việc xây dựng chuỗi liên kết đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh biến động thị trường, rào cản thương mại, chi phí sản xuất tăng cao. Thế nhưng, khó khăn lớn nhất hiện nay là mối liên kết giữa nông dân, DN và nhà phân phối trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản còn lỏng lẻo... Nguyên nhân là do quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún; DN chế biến, phân phối hoặc bao tiêu sản phẩm khó có thể ký kết hợp đồng đơn lẻ với hàng trăm hộ nông dân với quy mô sản xuất và trình độ canh tác khác nhau.
Tạo kênh kết nối nông dânvới doanh nghiệp
Cùng với tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục hỗ trợ, tạo kênh kết nối để chủ thể sản xuất, đơn vị phân phối, tiêu thụ và nhà quản lý gặp gỡ, trao đổi, định hướng hợp tác lâu dài, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững.
Theo Giám đốc Công ty CP Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam Đỗ Hoàng Thạch, các hợp tác xã cần xây dựng quy trình sản xuất khép kín, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. “Thời gian tới, công ty tiếp tục liên kết với các hợp tác xã cũng như DN phân phối, nhằm cung cấp nguồn thực phẩm sạch đến người tiêu dùng. Đồng thời, chuyển hướng kinh doanh sang các kênh thương mại điện tử để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho nông dân" - ông Đỗ Hoàng Thạch cho hay.
Đề cập về giải pháp để các chuỗi liên kết sản xuất không bị đứt gãy, phát huy được hiệu quả, bà Vũ Thị Hương cho rằng, rất cần sự chủ động, tích cực của cả nông dân và DN. Ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức những hội thảo, diễn đàn hỗ trợ nông dân, hợp tác xã trong sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm với DN.
Về phía các địa phương cần tuyên truyền để người dân thấy được tầm quan trọng của việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng liên kết; phối hợp với các đơn vị có liên quan mở lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật và cách thức tổ chức sản xuất cho nông dân. Đặc biệt, chú trọng công tác đánh giá, dự báo thị trường cung cầu hàng hóa nông sản để điều chỉnh hướng sản xuất, kinh doanh. Về lâu dài, các địa phương cần tạo điều kiện cho DN hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, liên kết sản xuất, tích tụ ruộng đất để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo thế mạnh của từng vùng, gắn với đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo