Thị trường

NHNN công bố lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 22/2019 quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư có hiệu lực từ 1/1/2020.

Ninh Thuận: Phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới / Thái Nguyên: Cử nhân báo chí về quê làm giàu từ cây chè

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư số 22/2019 quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư có hiệu lực từ 1/1/2020, quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.

Cụ thể, từ 1/1/2020 đến 30/9/2020, con số này là 40%. Giai đoạn 1/10/2020 - 30/9/2021, tỷ lệ tối đa là 37%, từ 1/10/2021 đến 30/9/2022 là 34%, sau 1/10/2022 là 30%.

Trước đó, trong dự thảo lấy ý kiến, NHNN đưa ra 2 phương án về lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn với thời hạn muộn nhất đưa tỷ lệ này về 30% là sau 1/7/2022.

2 phương án ban đầu của NHNN.

2 phương án ban đầu của NHNN.

Bên cạnh giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, NHNN tăng hệ số rủi ro kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. Đối với các khoản phải đòi khác có giá trị từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ 1/1/2020 đến hết 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% từ 1/1/2021.

Trong dự thảo,cáckhoản phải đòi của cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống mà dư nợ gốc của một khách hàng có giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên thì hệ số rủi ro là 150%.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm