Tăng cường xử lý hành vi đầu cơ, găm hàng
DNVN - Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội triển khai tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý hành vi vi phạm đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; Phối hợp thực hiện công tác bình ổn thị trường, phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Hà Nội: Sẽ giãn nợ cho các HTX bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 / Vì đâu xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn tăng bất chấp Covid-19?
Theo tin từ Cục QLTT Hà Nội, trong đêm ngày 6/3 và rạng sáng ngày 7/3/2020, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã họp và ban hành văn bản số 227/QLTTHN ngày 7/3/2020 chỉ đạo các phòng, Đội Quản lý thị trường huy động 100% cán bộ, công chức xuống địa bàn, tăng cường tuyên truyền và kiểm tra, kiểm soát thị trường, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn, đặc biệt là các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân: gạo, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, trứng, thực phẩm công nghệ chế biến (mỳ gói, sữa, bánh,…), các sản phẩm khẩu trang y tế, nước rửa tay sát trùng... và các sản phẩm, hàng hóa phục vụ phòng chống dịch bệnh kết hợp phổ biến quy định pháp luật trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, bệnh cúm gia cầm tới các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và thực hiện ký cam kết không tăng giá, bán hàng hóa đúng giá niêm yết, đảm bảo ổn định thị trường. Đồng thời chủ động phối hợp các cơ quan chức năng tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh cho người dân không hoang mang ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng, an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Cục QLTT Hà Nội chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các đối tượng có hành vi lợi dụng dịch bệnh, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, dự trữ tăng cao để đầu cơ, găm hàng, định giá mua, giá bán hàng hóa bất hợp lý; bán hàng không niêm yết giá, bán không đúng giá niêm yết; trà trộn hàng giả, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, vi phạm về an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ… để thu lợi bất chính;
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát tại các siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng tiện ích, cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng, cửa hàng tạp hóa, tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh,…
Chủ động phối hợp chính quyền, cơ quan chức năng tại địa bàn thực hiện biện pháp phòng ngừa cách ly người nghi ngờ nhiễm bệnh để nắm bắt diễn biến, tình hình và thường xuyên báo cáo lãnh đạo Cục để chỉ đạo phối hợp xử lý.
Tính đến 11h00 ngày 7/3/2020, Cục QLTT Hà Nội đã triển khai ký cam kết đến 2.575 đơn vị.; Tiến hành xử lý 205 vụ việc; Phạt hành chính trên 494 triệu đồng; Tạm giữ 811.104 chiếc khẩu trang, 8.193 sản phẩm rửa tay sát trùng.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Cột tin quảng cáo