Xuất khẩu cao su phục hồi nhờ thương mại Mỹ-Trung khởi sắc?
JCCI: Chính phủ Việt Nam cần xác định nghiêm ngặt các công ty xuất khẩu lao động bất hợp pháp / Xuất khẩu trái cây ĐBSCL và những chuyển biến lớn về chất
Những ngày đầu năm 2020, giá cao su trên thị trường thế giới có xu hướng tăng tại các sàn giao dịch chủ chốt.
Cụ thể, trong tuần 2 tháng 1/2020, tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), ngày 17/1/2020 giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2020 giao dịch ở mức 194,7 Yên/kg (tương đương 1,77 USD/ kg), tăng 2,7% so với tuần trước đó và tăng 3,8% so với cuối tháng 12/2019.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Tại Thượng Hải, ngày 17/01/2020, giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2020 tại sàn Thượng Hải (SHFE) giao dịch ở mức 13.140 NDT/tấn (tương đương 1,91 USD/ kg), tăng 1,4% so với tuần trước đó và tăng 1,5% so với cuối tháng 12/2019.
Tương tự tại Thái Lan, ngày 17/1/2020, giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 51,8 Baht/kg (tương đương 1,70 USD/kg), tăng 10,3% so với tuần trước đó và tăng 6% so với cuối tháng 12/2019.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá: Như vậy, giá cao su đã tăng tuần thứ 4 liên tiếp, lên mức cao nhất hơn 10 tháng do được hỗ trợ bởi sự tăng giá dầu thô và kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu tăng sau khi Trung Quốc và Mỹ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Hiệp hội Các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo cung cầu cao su tự nhiên thế giới sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2020, với sản lượng tăng cao hơn so với nhu cầu.
Năm 2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam dự báo sẽ phục hồi do Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, trong khi thị trường hy vọng việc cắt giảm lãi suất của Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích nhu cầu tiêu thụ cao su của nước này.
Xung quanh vấn đề xuất khẩu cao su, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) nhận định: Dự báo nguồn cung cao su nói chung giảm và sức ép tăng thu nhập cho người trồng cao su tại quốc gia sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới là Thái Lan cũng là nguyên nhân tác động tới thị trường cao su năm 2020.
Cụ thể, Thái Lan (quốc gia chiếm tới 40% nguồn cung toàn cầu) mới đây đã phê chuẩn kế hoạch 20 năm phát triển ngành cao su. Theo đó, Thái Lan sẽ giảm diện tích trồng cao su tới 21% trên cả nước và tăng giá trị xuất khẩu cao su gấp 3 lần.
Khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su năm 2019 ước đạt 1,68 triệu tấn và 2,26 tỷ USD, tăng 7,7% về khối lượng và tăng 8,3% về giá trị so với năm 2018. Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam. Về mặt giá cả, kể từ khi chạm đáy với giá xuất khẩu bình quân vào tháng 12/2018 khoảng 1.200 USD/tấn, giá cao su đầu năm 2019 có dấu hiệu phục hồi và đạt ngưỡng bình quân 1.443 USD/tấn vào cuối tháng 4/2019. Sau những tháng đầu năm tăng, liên tiếp những tháng sau đó, giá cao su xuất khẩu giảm dần, và rơi xuống mức xấp xỉ 1.300 USD/tấn vào tháng 10/2019. Tuy nhiên từ tháng 10/2019, giá cao su xuất khẩu đã có dấu hiệu hồi phục. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết
Giá ngoại tệ ngày 23/1/2025: USD phục hồi nhẹ sau chuỗi ngày giảm