ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á trong báo cáo mới nhất, Việt Nam được đánh giá ra sao?
Phó Thủ tướng: Cảng Hàng không Nội Bài phải được đầu tư với quy mô xứng tầm Thủ đô / Giá trị thương hiệu Việt tăng mạnh trong đại dịch
Ảnh minh họa
Theo Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) 2022 được công bố 21/9, nhóm các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, đạt tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 4,3% trong năm nay, sau khi đã cắt giảm dự báo còn 4,6% trong tháng 7 từ mức 5,2% trong tháng 4.
Sang năm 2023, ADB dự báo nền kinh tế khu vực sẽ tăng trưởng 4,9%, thấp hơn mức dự báo tăng 5,3% đưa ra hồi tháng 4 và 5,2% đưa ra hồi tháng 7. Nếu không tính Trung Quốc, khu vực châu Á đang phát triển dự kiến sẽ tăng trưởng 5,3% trong cả năm 2022 và 2023.
Bên cạnh đó, ADB đã nâng dự báo lạm phát ở các nền kinh tế châu Á đang phát triển trong năm nay từ dự báo trước đó là 3,7% lên 4,5%. Dự báo cho năm 2023 được nâng từ 3,1% lên 4%. Mặc dù lạm phát trong khu vực châu Á vẫn thấp hơn các khu vực khác thì sự gián đoạn nguồn cung tiếp tục đẩy giá thực phẩm và nhiên liệu lên cao.
Tại khu vực Đông Nam Á, ADB ước tính mức tăng trưởng của toàn khu vực Đông Nam Á có thể đạt 5,1% trong năm nay và 5% trong năm 2023. Đối với Việt Nam, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 và 2023 đều được ADB giữ nguyên trong 3 Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á gần nhất.
Theo đó, ADB dự báo GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay và tăng 6,7% trong năm tới. Về lạm phát, dự báo của ADB về lạm phát ở Việt Nam không thay đổi qua 3 lần báo cáo, duy trì ở mức 3,8% cho năm 2022 và 4% cho năm 2023.
Cùng với đó, tăng trưởng GDP của Philippines, Malaysia, Indonesia và Campuchia được dự báo sẽ đạt lần lượt 6,5%, 6%, 5,4%, 5,3% vào năm 2022 và 6,3%, 4,7% 5%, 6,2% vào năm 2023.Với mức dự báo tăng trưởng như vậy, Việt Nam sẽ là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023.
ADB đánh giá, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục trong nửa cuối năm 2022, được hỗ trợ bởi các nền tảng kinh tế mạnh mẽ, chính sách tiền tệ linh hoạt và sự phục hồi nhanh hơn dự kiến trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng nội địa.
Bên cạnh đó, việc tăng cường đầu tư, kiểm soát lạm phát, các điều kiện tài chính và tiền tệ phù hợp dự kiến sẽ thúc đẩy tiêu dùng trong nước, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế đang diễn ra vào năm 2022.Tiêu dùng gia tăng trong thời gian còn lại của nửa cuối năm và khả năng tăng giá của một số mặt hàng do chính phủ quản lý có thể làm tăng áp lực lạm phát.
Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay đã bị hạ xuống 3,3% so với mức dự báo 5% hồi tháng 4. Báo cáo cho biết, đây sẽ là năm đầu tiên trong hơn 3 thập kỷ, các quốc gia còn lại của khu vực châu Á đang phát triển sẽ phát triển nhanh hơn Trung Quốc. Dự báo cho Ấn Độ đã được hạ từ 7,5% xuống 7%, do lạm phát cao hơn dự kiến và chính sách thắt chặt tiền tệ.
Ông Albert Park, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB nhận định, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á tiếp tục phục hồi, nhưng rủi ro tiềm ẩn rất lớn. Nền kinh tế thế giới suy thoái đáng kể sẽ làm suy yếu nghiêm trọng nhu cầu xuất khẩu của khu vực.
Việc các nền kinh tế tiên tiến thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn dự kiến có thể dẫn đến bất ổn tài chính. Ngoài ra, tăng trưởng ở Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức từ tình trạng tái diễn phong tỏa và lĩnh vực bất động sản yếu kém.
"Các chính phủ ở các nước châu Á đang phát triển cần phải tiếp tục cảnh giác trước những rủi ro này và thực hiện các bước cần thiết để kiềm chế lạm phát mà không làm chệch hướng tăng trưởng”, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%