Bé trai 7 tuổi ngộ độc nguy kịch vì uống nhầm thuốc cai nghiện Methadone
Nhập nhèm nguồn gốc trái cây nhập khẩu / NHNN tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát
Bệnh nhi Đ.M.D., (nam 7 tuổi, trú tại Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh), nhập viện do hôn mê kèm tím môi.
Khoảng 17 giờ 15 phút cùng ngày, bệnh nhi uống nhầm ly nước có pha thuốc cai nghiện Methadone màu hồng của người thân để trong tủ lạnh vì tưởng là nước ngọt. Sau uống khoảng 15 phút, bệnh nhi than mệt, môi tím dần kèm lơ mơ.
Ngay lập tức, người nhà đưa bệnh nhi đến ngay Bệnh viện quận 11 để sơ cứu và sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nguy kịch với môi tím, độ bão hòa oxy máu chỉ còn 60%, thở chậm, không đều, có cơn ngưng thở kèm nhịp tim chậm dần… và hôn mê.
Thuốc cai nghiện Methadne. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ đã hỗ trợ hô hấp, tiêm thuốc giải độc Naloxone. Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhi không cải thiện, nên quyết định đặt nội khí quản giúp thở cho bệnh nhi và tiếp tục tiêm thuốc giải độc Naloxone.
Ngoài ra, để loại bỏ độc chất, bệnh nhi được rửa dạ dày, dùng than hoạt để loại bỏ bớt thuốc Methadone trong đường tiêu hóa.
Đây là trường hợp ngộ độc Methadone đầu tiên tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Tham khảo tài liệu, thuốc cai nghiện Methadone có độc tính cao nhất là trẻ em. Methadone có thời gian bán hủy kéo dài 24-36 giờ và thời gian cần thiết để thuốc được thải ra hết khỏi cơ thể trên 90 giờ nên độc tính thuốc kéo dài nhiều ngày, gây tổn thương hệ thần kinh, hô hấp, tim mạch, tiêu hóa... đe dọa tính mạng của bệnh nhi.
Vì vậy, các bác sĩ Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực đã quyết định truyền liên tục thuốc giải độc Naloxone trong 4 ngày để trung hòa độc tính của thuốc. Sau 24 giờ điều trị, tình trạng bệnh nhi đã cải thiện, tỉnh, tiếp xúc được nhưng vẫn cần thở máy để hỗ trợ hô hấp.
Sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhi được cai máy thở thành công, hoàn toàn tỉnh táo, thở tốt, không di chứng.
Ngộ độc thuốc do uống nhầm là một tai nạn khá thường gặp ở trẻ em. Để phòng ngừa tai nạn này, các bậc phụ huynh cần bảo quản thuốc men trong gia đình cẩn thận. Thuốc nên được cất giữ trong tủ thuốc có khóa hoặc ở các vị trí an toàn, ngoài tầm với của trẻ, tuyệt đối không để trên bàn, hộc tủ, nơi để thức ăn hay tủ lạnh.
Cần hết sức lưu ý các thuốc viên có màu sắc sặc sỡ giống như kẹo hoặc các loại thuốc nước có màu giống như nước ngọt thì các trẻ rất dễ lấy ăn hoặc uống nhầm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước