Đà Nẵng công bố 4 cơ sở y tế trên địa bàn được cấp phép xét nghiệm COVID-19
Đà Nẵng: Triển khai các giải pháp bán hàng online, bán hàng qua điện thoại / Đà Nẵng: Bộ Y tế chỉ đạo chăm sóc, theo dõi, xử trí đỡ đẻ cho 2 thai phụ mắc Covid-19
Theo đó, trên địa bàn TP Đà Nẵng hiện có 4 cơ sở y tế được cấp phép xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 (xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime-PCR) gồm: Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện 199 (Bộ Công an) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng. Các đơn vị này đã được Bộ Y tế, Viện Pastuer Nha Trang, Viện Pastuer TP.HCM xác nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định COVID-19.
CDC Đà Nẵng là một trong 4 đơn vị đã đượcđược cấp phép xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 trên địa bàn TP Đà Nẵng.
Đối với các cơ sở y tế khác chưa đủ điều kiện xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp Realtime-PCR, Sở Y tế Đà Nẵng khuyến khích tiếp tục đầu tư nguồn lực để đảm bảo xét nghiệm chẩn đoán virus SARS-CoV-2, góp phần cùng TP Đà Nẵng thực hiện phương án xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng.“Tuy nhiên, các đơn vị chỉ được phép thực hiện xét nghiệm COVID-19 khi đủ năng lực và đủ điều kiện pháp lý để thực hiện các xét nghiệm này. Cụ thể, chỉ được phép thực hiện xét nghiệm COVID-19khi được cấp Giấy phép hoạt động và Phê duyệt danh mục kỹ thuật liên quan đến xét nghiệm COVID-19” – BSCKII Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng nhấn mạnh.
BSCKII Ngô Thị Kim Yến cũng cho biết, trong trường hợp có thêm các cơ sở y tế mới đủ điều kiện thực hiện các xét nghiệm COVID-19 thì Sở Y tế Đà Nẵng sẽ tiếp tục cập nhật, công bố trên các trang thông tin điện tử của Sở Y tế và Cổng Thông tin Dịch vụ công Đà Nẵng. Các đơn vị chưa đủ năng lực xét nghiệm và chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố mà vẫn thực hiện các xét nghiệm trên thì hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đồng thời Sở Y tế Đà Nẵng lưu ý, đối với cấp độ dịch COVID-19 tại TP hiện nay, việc xét nghiệm COVID-19 cho các đối tượng phải thực hiện lấy mẫu và xét nghiệm bằng phương pháp Realtime-PCR, có thể lấy mẫu làm thêm xét nghiệm huyết thanh học.
Theo các chuyên gia, khi số ca mắc COVID-19 tăng cao thì phải ưu tiên, tập trung xét nghiệm kháng nguyên theo kỹ thuật Realtime-PCR để cách ly, tìm ra F1, F2 chính xác, hơn là sử dụng phương pháp test nhanh kháng thể theo kỹ thuật Elisa.
Trước đó, ngày 2/8, Sở Y tế Đà Nẵng đã có Công văn 2790/SYT-QLHNYT gửi các cơ sở y tế tế trên địa bàn về việc tăng cường xét nghiệm, phân loại đối tượng ưu tiên lấy mẫu và xét nghiệm chẩn đoán COVID-19
Theo đó, Sở Y tế Đà Nẵng đề nghị các cơ sở y tế tập trung đẩy mạnh hoạt động lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 đối với các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời, khoanh vùng, dập dịch, không để dịch COVID-19 lây lan trên địa bàn TP.
Trong đó ưu tiên lấy mẫu và xét nghiệm như sau: Người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 (F1). Người có biểu hiện nghi ngờ: sốt, ho, khó thở… Nhân viên y tế tại các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế có yếu tố nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Người dân ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, liên quan đến yếu tố dịch tễ của bệnh nhân COVID-19; người dân sinh sống trong khu vực áp dụng biện pháp cách ly vùng, khu vực do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP quyết định.
Đối tượng khác theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố.
Sở Y tế Đà Nẵng cũng cho biết đã chỉ đạo điều chuyển 1 máy PCR từ Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng sang Bệnh viện Phổi Đà Nẵng để thực hiện công tác xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2.
End of content
Không có tin nào tiếp theo