Đà Nẵng: Giúp Hải Dương sớm khống chế được dịch Covid-19 cũng chính là tự giúp mình
“Phiên chợ ngày Tết năm 2021” tại Bảo tàng Đà Nẵng có gì hấp dẫn? / Đại học Đà Nẵng: Năm 2021 giữ phương thức xét tuyển hệ chính quy như năm 2020
Sáng 29/1/2021, trao đổi với phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam qua điện thoại, bác sĩ Trần Thị Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho hay, trưa 28/1, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam đã chủ trì cuộc họp khẩn về tăng cường, chủ động phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, sau khi phát hiện các ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng ở Quảng Ninh và Hải Dương.
Bệnh viện dã chiến lắp đặt tại Cung thể thao Tiên Sơn (Đà Nẵng) hồi tháng 8/2020 sẽ được tháo dỡ, vận chuyển ra lắp đặt, hỗ trợ tỉnh Hải Dương sớm khống chế đợt dịch Covid-19 đang bùng phát
Tuy nhiên tối 28/1 báo chí đưa tin, tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Y tế và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương chiều muộn ngày 28/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có ý kiến chỉ đạo thiết lập ngay 3 Bệnh viện dã chiến tại tỉnh Hải Dương. Trong đó có chỉ đạo tháo dỡ toàn bộ trang thiết bị của Bệnh viện dã chiến được thiết lập tại Cung thể thao Tiên Sơn (Đà Nẵng) hồi tháng 8/2020 để vận chuyển ra lắp đặt, hình thành Bệnh viện dã chiến tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh Hải Dương.
“Đến thời điểm này (sáng 29/01), chúng tôi chỉ mới biết thông tin qua báo chí chứ chưa nhận được văn bản chỉ đạo chính thức của Bộ Y tế. Sau khi có chỉ đạo chính thức của Bộ Y tế, chúng tôi sẽ báo cáo UBND TP Đà Nẵng thống nhất và tiến hành ngay việc tháo dỡ Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn, chuyển ra lắp đặt ở Hải Dương để tăng cường cho công tác phòng chống dịch của tỉnh bạn” – Bác sĩ Trần Thị Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng nói.
Cũng tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Y tế và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương chiều muộn ngày 28/1, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã có ý kiến chỉ đạo điều động đội ngũ nhân lực y tế của Đà Nẵng đã có kinh nghiệm xử lý tình huống tương tự hồi tháng 7-8/2020 ra giúp Hải Dương làm tốt công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.
Về vấn đề này, bác sĩ Trần Thị Thanh Thủy cho biết, hiện Sở Y tế Đà Nẵng đang phối hợp với Sở Y tế Hải Dương để chuẩn bị phương án cử người ra hỗ trợ phù hợp với điều kiện và yêu cầu của tỉnh bạn. Giống như trước đây Đà Nẵng đã đề xuất yêu cầu để các tỉnh bạn cử nhân lực đến giúp đỡ, nay Đà Nẵng cũng đề nghị Hải Dương xem xét, thông tin cụ thể cần bao nhiêu người, ở những vị trí nào để đưa cán bộ y tế ra hỗ trợ phù hợp và có hiệu quả.
“Mình cử cán bộ đi thì cũng phải phù hợp với điều kiện và yêu cầu của tỉnh bạn, tránh đưa người mà tỉnh bạn đã có, tập trung đưa những nhân lực mà tỉnh bạn thực sự cần để phát huy hiệu quả tốt nhất. Bộ Y tế đã chỉ đạo dồn tổng lực để giúp Hải Dương sớm khoanh vùng và dập tắt dịch trên địa bàn. Ở đợt dịch thứ hai, Đà Nẵng đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ rất lớn của cả nước, thì nay Đà Nẵng cũng sẽ nỗ lực hết mình để giúp địa phương bạn sớm khống chế được dịch. Đó cũng chính là tự giúp mình” – Bác sĩ Trần Thị Thanh Thủy nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng