“Phiên chợ ngày Tết năm 2021” tại Bảo tàng Đà Nẵng có gì hấp dẫn?
Sân bay quốc tế Đà Nẵng đảm bảo phục vụ khách chu đáo, an toàn phòng chống dịch trong dịp Tết / Đà Nẵng: Khách hàng nóng lòng tìm vé tham dự “Toom Sara Fest – Chợ tình Suối Hoa”
Miếng trầu là đầu câu chuyện
Đối với người Việt, Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết cả) là dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Tết Nguyên Đán luôn được chào đón với nhiều sự kiện và chương trình hấp dẫn cho người dân và du khách cùng vui chơi Xuân. Trên tinh thần đó, sau 3 mùa 2018 – 2020 diễn ra rất thành công, “Phiên chợ ngày Tết” đã trở thành hoạt động thường niên và đặc trưng do Bảo tàng Đà Nẵng (số 24 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu) tổ chức vào mỗi mùa Xuân mới.
Du khách đến với "Phiên chợ ngày Tết" tại Bảo tàng Đà Nẵng...
Tiếp nối thành công các năm trước, “Phiên chợ ngày Tết năm 2021” tại Bảo tàng Đà Nẵng nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống và trải nghiệm dành cho công chúng. Đây đồng thời là một trong những chương trình ý nghĩa của Bảo tàng góp phần bảo lưu những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc!” – ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết.
Theo đó, “Phiên chợ ngày Tết 2021” tại Bảo àng Đà Nẵng sẽ khai mạc lúc 8h30 sáng thứ Bảy 30/01 (tức 18 tháng Chạp âm lịch) bằng các tiết mục múa hát dân gian, trong đó đáng chú ý là phần trình diễn hát dân ca mời trầu, trải nghiệm hoạt động têm trầu phục vụ người dân và du khách tham dự.
được trải nghiệm không gian đậm đà phong vị cổ truyền của Tết Việt.
Hấp dẫn phiên chợ Tết cổ truyền
Ngay sau lễ khai mạc, trong hai ngày 30 – 31/01, tại sân vườn Bảo tàng Đà Nẵng sẽ tái hiện không gian phiên chợ ngày Tết với sự tham gia của 16 – 20 gian hàng trưng bày và bán các mặt hàng là sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm phục vụ ngày Tết đã có thương hiệu nổi tiếng như nước mắm Nam Ô, bành khô mè Cẩm Lệ, bánh tráng Túy Loan, rượu Phong Lệ, áo dài Laghim, bánh dừa nướng, hương trầm, hàng lưu niệm, hàng đặc sản ngày Tết, cây cảnh…
Tại khu vực trải nghiệm, với sự hướng dẫn của các nghệ nhân, du khách sẽ được tự tay làm các sản phẩm truyền thống như gói bánh chưng, bánh tét, têm trầu, gấp lá dừa, vẽ tranh thư pháp, làm đèn lồng Hội An, đan len, làm mứt Tết, làm bánh thuần, nặn tò he, làm bì lì xì... Cùng với đó là hội thi “Rung chuông vàng” để các cháu học sinh tiểu học giao lưu, tìm hiểu về văn hóa Tết truyền thống và 12 con Giáp.
được các nghệ nhân hướng dẫn làm bánh chưng, bánh tét...
“Phiên chợ ngày Tết 2021” tại Bảo tàng Đà Nẵng cũng sẽ trang trí tiểu cảnh đón Tết nhằm tạo không gian Tết cổ truyền với những hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Việt Nam không chỉ mang lại không khí rộn ràng, tươi vui của những ngày Tết mà còn góp phần giới thiệu về Tết Việt đến với du khách tham quan Bảo tàng. Nội dung trang trí gồm: bánh chưng, bánh tét, dưa hấu đỏ, bao lì xì, câu đối, hoa tươi và con giáp.
“Theo quan niệm dân gian, đây là những hình tượng góp phần mang lại sự thịnh vượng và may mắn trong dịp năm mới. Phần trang trí tiểu cảnh cũng sẽ chú trọng biểu tượng con giáp của năm Tân Sửu. Bên cạnh đó, để phiên chợ Tết thực sự tái hiện sinh động không gian truyền thống, các gian hàng được trang trí theo hình thức truyền thống, mô phỏng theo phong cách chợ quê với các vật liệu tự nhiên như: Phên tre, chõng tre, cây chuối/dừa, chiếu, quang gánh…” – ông Trần Văn Chuẩn cho biết.
và têm những "miếng trầu là đầu câu chuyện"...
Cùng thời điểm, tại Bảo tàng Đà Nẵng cũng sẽ khai mạc triển lãm “Tiền Việt Nam qua các thời kỳ”, giới thiệu đến công chúng một phần của lịch sử Việt Nam thông qua hệ thống tiền tệ trong hơn 10 thế kỷ. Hơn 300 hiện vật là tiền giấy và tiền kim loại (tiền xu) qua các giai đoạn lịch sử từ thời phong kiến cho đến nay sẽ được nhà sưu tập Đặng Lê Kim Hòa “trình làng” tại triển lãm lần này.
Diễn ra từ ngày 30/01 đến 28/2/2021, triển lãm “Tiền Việt Nam qua các thời kỳ” sẽ được chia làm 5 chủ đề: “Tiền Việt Nam thời phong kiến”, “Tiền Việt Nam thời thuộc Pháp (1879 - 1945)”, “Tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, “Tiền thời kỳ Việt Nam Cộng hòa” và “Tiền thời kỳ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
“Triển lãm tái hiện một phần lịch sử tiền Việt Nam từ giai đoạn phong kiến đến nay, với sự nối tiếp, kế thừa, đan xen và loại trừ nhau cho thấy quá trình chuyển biến lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị và cách mạng Việt Nam. Từ sự chia cắt đất nước trên mỗi vùng miền để đi đến sự thống nhất lãnh thổ quốc gia với một chế độ xã hội và hệ thống tiền tệ như ngày nay” – Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Huỳnh Đình Quốc Thiện nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo