Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững
Đề xuất nhiều giải pháp phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng ghi dấu ấn nổi bật sau 1 năm hoạt động
Năm 2023, dân số Việt Nam vượt mốc 100 triệu và là quốc gia thứ 15 trên thế giới có dân số hơn 100 triệu người. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)
Trong những năm qua, mọi chính sách dân số ở nước ta đều đặt các quyền cơ bản của con người vào vị trí trung tâm.
Năm 2023, dân số Việt Nam vượt mốc 100 triệu và là quốc gia thứ 15 trên thế giới có dân số hơn 100 triệu người.
Cách đây 7 năm, nước ta đã chuyển từ chính sách "kế hoạch hóa gia đình" sang "dân số và phát triển", tức đầu tư cho dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Từ năm 1989 đến nay, tuổi thọ trung bình của người Việt liên tục tăng, từ 65,2 lên 73,7 vào cuối năm 2023, đứng thứ tư ở Đông Nam Á, vượt mức chung của thế giới (73,4 tuổi).
Việt Nam đã vượt qua các xu hướng toàn cầu về giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ trong 30 năm qua, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt mức cao trên thế giới.
Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Tuy nhiên, công tác dân số tại Việt Nam vẫn còn những khó khăn, thách thức, như: chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng, đối tượng và nguy cơ không đạt mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc; tốc độ già hóa dân số nhanh; tỷ số giới tính khi sinh cao; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn chậm khắc phục. Cùng với đó, tỷ số giới tính khi sinh vẫn luôn ở mức cao là 112,1 trẻ trai/100 trẻ gái.
End of content
Không có tin nào tiếp theo