ĐBQH Nguyễn Văn Thân: Nghị quyết về giảm thuế TNDN phải đúng với tinh thần Luật Hỗ trợ DNNVV
DNVN - Sáng 16/6, thảo luận về Dự thảo Nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với DN, HTX, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác, ĐBQH Nguyễn Văn Thân - đoàn Thái Bình, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, dự thảo này phải làm đúng với tinh thần của Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị quyết của Chính phủ.
Đại biểu Quốc hội tán thành Luật Đặc khu sau khi điều chỉnh thời gian thuê đất / 44,21% Đại biểu Quốc hội tán thành việc cấm uống rượu, bia khi lái xe
Cảm ơn Quốc hội đã dành nhiều tình cảm đối với cộng đồng DNNVV cả nước, ông Nguyễn Văn Thân cho biết, nhiều năm nay cộng đồng DNNVV lớn mạnh không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê hiện nay, trong tổng số 760.000 doanh nghiệp, có 93% doanh nghiệp nhỏ, 4% doanh nghiệp vừa và 3% doanh nghiệp lớn. DNNVV đã đóng góp rất lớn cho GDP, lao động và đảm bảo lớn nhất cho an sinh xã hội.
Góp ý cho Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác, ĐB Nguyễn Văn Thân hoàn toàn đồng ý về đối tượng áp dụng trong Điều 1 của Dự thảo là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Liên quan đến Điều 2 về giảm thuế TNDN, theo ông Nguyễn Văn Thân: Phần một của Điều 2 có nêu giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp có doanh thu không quá 50 tỷ đồng và số lượng lao động không quá 100 lao động, nhưng trong tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ là tổng doanh thu không quá 100 tỷ đồng, số lao động có bảo hiểm không quá 50 người.
ĐBQH Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho ý kiến vềDự thảo Nghị quyết giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với DN, HTX, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. (Ảnh: Quochoi.vn)
"Quan điểm của tôi, trong nghị quyết này chúng ta chỉ dành cho một nửa số lượng doanh nghiệp nhỏ bởi vì chúng ta xác định là giảm 30% đối với doanh nghiệp có thu, lao động là 100 và doanh thu là 50 tỷ đồng. Trong khi đó, xác định tiêu chí của doanh nghiệp nhỏ là không quá 100 tỷ đồng. Như vậy, DN có doanh thu trên 50 tỷ đồng thì không được hưởng lợi là tôi không đồng ý", Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam bày tỏ.
Theo phân tích của ĐB Nguyễn Văn Thân, hiện chúng ta đang xét về quy mô của DN, có quy mô nhỏ thì ngay cả quy mô nhỏ thì chúng ta chỉ giảm thuế cho một nửa. Hai là doanh nghiệp có lao động trên 100 lao động có bảo hiểm xã hội thì không được hưởng.
"Một doanh nghiệp giả sử doanh thu 50 tỷ đồng, và DN tuyển được nhiều hơn 100 lao động thì họ càng được hưởng. Tại sao trên số đó lại không được hưởng? Vấn đề này tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại, tính khuyến khích và động viên không có. Trong tiêu chí này có sự mâu thuẫn lẫn nhau. Do đó, tôi đề nghị, nếu giảm 30% về cơ bản là tôi đồng ý. Nhưng chúng ta cần làm đúng với tinh thần của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị quyết của Chính phủ", ông Nguyễn Văn Thân giải thích và kiến nghị.
Liên quan tới doanh nghiệp quy mô vừa, ĐB đoàn Thái Bình cho biết, doanh nghiệp vừa chiếm 4% trên 760.000 doanh nghiệp. Đây là doanh nghiệp nòng cốt, có giá trị, tạo rất nhiều việc làm, kết nối rất mạnh trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa.
"Tôi nghĩ, nếu bỏ họ (DN vừa) ra khỏi khu vực giảm thuế thì trong giải trình phân tích nói là nếu giảm cho cả DN vừa là 97%, như vậy là hết. Tại sao chúng ta cứ nghĩ hết mà chúng ta lại không giảm 97%? Chúng ta quan niệm như vậy là giảm hết cho các doanh nghiệp thì tôi nghĩ là 4% của doanh nghiệp vừa này cũng phải đưa vào", Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam nói.
Cũng theo ĐB Nguyễn Văn Thân, "vì có rất ít doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn trong năm 2020 là doanh thu đã khó rồi, thu nhập lại càng khó. Vậy chúng ta giảm thuế 30% cho doanh nghiệp có lãi năm 2020, tôi nghĩ là không hiệu quả và không giải quyết được vấn đề gì thực sự cho doanh nghiệp cả. Tôi đề nghị chuyển ưu đãi sang doanh thu và thu thuế thu nhập của nghị quyết này cho năm 2019 thì có ý nghĩa hơn và cộng đồng doanh nghiệp được hưởng nhiều hơn và hiệu quả hơn. Nên chăng chúng ta tiệm cận theo hướng thứ nhất là giảm 30% cho năm 2019 và thứ hai là nếu không chúng ta tiệm cận theo hướng là giảm miễn trừ cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thuế giá trị gia tăng. Cứ có doanh thu là giảm, hoặc miễn trừ thuế giá trị gia tăng, bởi vì nói về lợi nhuận năm 2020 là rất khó"
Với những phân tích trên, ĐB Nguyễn Văn Văn Thân đề nghị Quốc hội và Ban Soạn thảo Dự thảo Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác dò lại kỹ và nên tranh thủ ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp một lần nữa trước khi ban hành Nghị quyết để đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho cộng đồng DNNVV.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Báo động tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Cột tin quảng cáo