ĐBSCL: Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đầu tư công năm 2022
Khô hạn và xâm nhập mặn diễn biến nhanh ở ĐBSCL / Lượng phù sa bồi cát về ĐBSCL đang giảm tới 70%
Hội nghị trực tuyến nhằm trao đổi đánh giá kết quả đạt được trong phát triển kinh tế xã hội thời gian qua và những việc còn lại cần triển khai của năm 2021, đề xuất các giải pháp cách làm hay để thúc đẩy phát triển trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Đồng thời, triển khai giải pháp phục hồi kinh tế sau khi dịch bệnh được kiểm soát, dự kiến các bài toán triển kinh tế xã hội cho đầu tư công năm 2022, đánh giá phân tích bối cảnh bình thường mới với những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại để Bộ KH&ĐT tổng hợp trình Chính phủ.
Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay kinh tế xã hội của thành phố phát triển tương đối ổn định tốc độ tăng GDP của thành phố đạt 5,61%. Tuy nhiên giữa tháng 7 đến nay kinh tế thành phố giảm sâu trên tất cả các lĩnh vực do tác động của dịch COVID-19 thành phố đang tập trung triển khai giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, trung hạn 2021- 2025. Xây dựng các kế hoạch phương án khôi phục sản xuất kinh doanh, thực hiện hài hòa giữa phát triển kinh tế xã hội và phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại địa phương.
Thứ trưởng Trần Duy Đông ghi nhận các kiến nghị của địa phương vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL, trong 8 tháng thu ngân sách của 2 vùng đóng góp gồm 46,5% tổng thu ngân sách của cả nước, đóng góp 41% cho kim ngạch xuất khẩu và quy mô kinh tế chiếm trên 42% cả nước. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng và gây khó khăn cho phát triển kinh tế tại hạ vùng dẫn đến tăng trưởng tại nhiều địa phương không đạt kế hoạch, thậm chí giảm rất sâu và có những tỉnh, thành phố gặp rất nhiều khó khăn như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, do vậy việc kiểm soát dịch của các địa phương đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Theo Thứ trưởng, việc kiểm soát được dịch mới mở cửa dần cho các doanh nghiệp, người lao động quay lại sản xuất, kinh doanh, từ đó các doanh nghiệp ổn định khôi phục và phát triển. Qua đó, các địa phương phối hợp với bộ để quán triệt các quan điểm chỉ đạo và xây dựng giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh đảm bảo mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, an toàn của người dân là trên hết.
Do dịch COVID-19, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của hai vùng chưa đạt kế hoạch đề ra và thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ giải ngân bình thường của các địa phương trong cả nước. Trung bình của cả 2 vùng giải ngân chỉ đạt 34,1% trong khi bình quân cả nước là 40,6%, vì vậy những địa phương đã kiểm soát được dịch bệnh và chuẩn bị kiểm soát được dịch cần tập trung thực hiện nhiều giải pháp, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nhất là vốn ODA, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho địa phương và để không bị điều chuyển vốn đi nơi khác.
Về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đầu tư công năm 2022, các địa phương cần bám sát các văn bản hướng dẫn của bộ ngành và thực hiện tốt công tác dự báo, đánh giá để đưa ra các chỉ tiêu, kế hoạch phù hợp tình hình dịch bệnh và khả năng thực tế của địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thụy Sĩ tham dự Hội nghị WEF Davos lần thứ 55
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi