Tin tức - Sự kiện

Doanh nghiệp chủ động trước thách thức xuất khẩu

Đơn hàng sụt giảm, lãi suất cao, tỷ giá tăng… một loạt khó khăn đang ngày càng hiện hữu đối với nhiều doanh nghiệp lúc này.

Vì sao Chánh Thanh TP Cần Thơ bị kỷ luật cảnh cáo / Ngân hàng Nhà nước tăng cường phòng, chống rửa tiền

Cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu, lạm phát cao và chính sách thắt chặt tiền tệ toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng kinh tế thế giới.Ngân hàngThế giới đưa ra mức dự báo tăng trưởng toàn cầu giảm đáng kể, từ 4,1% xuống còn 2,8%. Hiện, hơn 90% các nền kinh tế phát triển, 80% các nền kinh tế đang phát triển đã hạ dự báo tăng trưởng cho năm nay và năm sau.

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các quốc gia đang giữ được đà tăng trường nhờ ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế nhưng thách thức trước mắt là không nhỏ. Ví dụ như lạm phát làm sức mua tại các nền kinh tế lớn giảm mạnh, xuất khẩu của Việt Nam vì thế kém thuận lợi hơn trong quý IV của năm.

Từ tháng 7, đơn hàng chủ lực của Công ty TNHH Việt Thắng Jean xuất đi EU bị giảm đột ngột đến hơn 50%. Thị trường Hoa Kỳ, Australia, Nhật cũng giảm đến 30%.Doanh nghiệpbuộc phải tìm đơn hàng từ các thị trường ngách như Hàn Quốc, Canada... với kỳ vọng ít nhất từ nay đến cuối năm có thể đảm bảo năng lực sản xuất khoảng 80%.

Doanh nghiệp chủ động trước thách thức xuất khẩu - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp đang phải tìm đơn hàng từ các thị trường ngách. Ảnh minh họa.

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nửa đầu tháng 10 đạt 14,1 tỷ USD, giảm 10% so với nửa cuối tháng 9. Các đơn đặt hàng từ phía nhà nhập khẩu giảm, kết hợp với lượng hàng tồn kho cao tại các hệ thống bán lẻ khiến xuất khẩu giảm tốc, đặc biệt ở các thị trường lớn.

Ông Andrew Jefferies - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định: "Tác động từ việc tăng giá lương thực, tăng giá xăng dầu đang khiến nhu cầu tiêu dùng, nhập khẩu các nước phát triển cũng giảm theo. Việc tăng trưởng xuất khẩu vừa rồi có chậm lại nhưng đổi lại là các thị trường xuất khẩu, sự đa dạng hoá của sản phẩm được mở rộng".

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu sẽ tăng 3,5% năm nay, nhưng sẽ chỉ đạt 1% năm tới do tác động ngày càng sâu của lạm phát.

Áp lực khó khăn ngày càng hiện hữu với doanh nghiệp

Đơn hàng sụt giảm, lãi suất cao, tỷ giá tăng… một loạt khó khăn đang ngày càng hiện hữu đối với nhiều doanh nghiệp lúc này. Thích nghi, thích ứng và chủ động đối phó với những khó khăn là con đường tất yếu đối với các doanh nghiệp.

 

Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh là một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng thủ công đi Mỹ, lạm phát từ bên kia bán cầu đã tác động trực tiếp tới doanh nghiệp. 30 lao động trực tiếp và gần 2.000 lao động gián tiếp của doanh nghiệp đang phải chịu sự sụt giảm đến 25% đơn hàng từ phía đối tác. Cộng thêm nữa là chi phí nguyên liệu chế biến cũng đã tăng tới 30%.

"Tình hình khó khăn chắc sẽ phải kéo dài đến nửa năm 2023 nữa, thậm chí còn hết cả năm 2023 nên doanh nghiệp chúng tôi đang tìm cách mở rộng kênh phân phối, mở rộng thị trường hoạt động", ông Phạm Minh Tôn - Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh nói.

Doanh nghiệp chủ động trước thách thức xuất khẩu - Ảnh 2.

Đơn hàng sụt giảm, lãi suất cao, tỷ giá tăng… một loạt khó khăn đang ngày càng hiện hữu đối với nhiều doanh nghiệp lúc này.

Không chỉ đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào tăng cao, mà những khó khăn khác cũng ngày càng hiện hữu nhiều hơn đối với các doanh nghiệp. Mặt bằng lãi suất ít nhất cũng đã nhích hơn so với trước 1 - 2%/năm. Tỷ giá cũng đắt đỏ hơn.

TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV nhận định: "Thời gian tới tôi cho rằng vẫn còn nhiều áp lực lý do chính bởi FED và các ngân hàng Trung ương vẫn tiếp tục tăng lãi suất. Mặc dù vậy chúng ta cũng bình tĩnh yên tâm hơn bởi chúng tôi dự báo áp lực với tỷ giá sẽ dịu dần".

 

Khó khăn chưa dừng lại nên sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp đang phụ thuộc nhiều vào sự thích ứng và chống chịu của doanh nghiệp trước những khó khăn, biến động.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm