Giải ngân đầu tư công cao nhờ lập danh mục đầu tư
Bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản sông Hậu / Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ sân bay Đà Nẵng khai thác hiệu quả đất sạch đã xử lý dioxin
Trong đó, làm tốt khâu lập danh mục đầu tư sẽ góp phần rút ngắn thời gian thi công và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án. Tỉnh Ninh Bình là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân đầu tư công cao nhất đến thời điểm này.
Dự án đường kết nối giữa Quốc lộ 12B với Quốc lộ 21B có tổng mức đầu tư gần 130 tỷ đồng. Kế hoạch ban đầu, tổng thời gian thi công là 33 tháng. Tuy nhiên sau khi rà soát, bố trí lại nguồn vốn, thời gian hoàn thành dự án được rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 6 tháng, chưa bằng 1/5 dự kiến ban đầu.
"Bố trí đầy đủ nguồn vốn cho nhà thầu thì nhà thầu thi công đến đâu được nghiệm thu khối lượng thanh toán đến đấy, tạo điều kiện cho nhà thầu có nguồn vốn để tập trung thi công", ông Ninh Quang An, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn đầu tư Cường Thịnh Thi, cho biết.
Làm tốt khâu lập danh mục đầu tư sẽ góp phần rút ngắn thời gian thi công và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Đến nay đã cơ bản được bố trí nguồn vốn nên chúng tôi sẽ tập trung bố trí máy móc, thiết bị, hoàn thành thi công trong năm nay", ông Vũ Văn Hà, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình, cho hay.
Việc rà soát, lựa chọn những dự án có điều kiện thi công ngay trong lúc phê duyệt danh mục đầu tư đã hạn chế tình trạng nơi cần thì không có vốn, nơi có vốn thì lại chưa cần. Ban quản lý dự án chủ động về nguồn vốn nên cũng bám sát được tiến độ thi công.
"Chúng tôi họp tiến độ hàng tuần để kiểm điểm tiến độ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ, nếu trong tuần này chưa đạt được, chúng tôi sẽ có giải pháp khắc phục và làm bù ngay trong tuần sau", ông Bùi Tiến Thành, Giám đốc Ban quản lý dự án 1, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Ninh Bình, thông tin.
Đến hết tháng 8, Ninh Bình đã giải ngân được hơn 53% tổng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn năm 2022, đứng trong nhóm có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Đại diện chính quyền địa phương cho biết, năm nay, tỉnh tập trung trọng tâm vào công tác lập danh sách dự án đầu tư. Điều này giúp dồn lực cho các dự án hiệu quả, đồng thời loại bỏ các dự án chưa đủ điều kiện giải ngân.
"Đối với những dự án nào có khả năng hấp thụ được thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc đăng ký giải ngân vốn trong năm để đăng ký vào kế hoạch đầu năm", ông Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, nhận định.
Bên cạnh khâu lập danh mục đầu tư, tỉnh cũng yêu cầu các sở, ban, ngành phải giảm ít nhất 20% thủ tục đầu tư; lập các tổ công tác đặc biệt bám sát hiện trường để thúc đẩy công tác giải phóng mặt bằng.
Năm 2022, Ninh Bình được giao hơn 6.200 tỷ đồng vốn đầu tư công và đặt mục tiêu giải ngân hết 100% số vốn được giao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024