Giao sinh viên chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học, nên hay không nên?
Nước lũ đang dâng cao, hồ ở Quảng Nam xả lũ / Tử vong sau khi cứu người trong lũ
Trong cuộc đối thoại với đại biểu sinh viên (SV) toàn quốc, các lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Khoa học công nghệ được Chủ tịch Hội SV ĐH Quốc gia Hà Nội Hứa Thanh Hoa đặt câu hỏi: Hiện nay phong trào nghiên cứu khoa học (NCKH) của SV khá mạnh mẽ, có nhiều công trình thực hiện công phu, có tính ứng dụng. Tuy nhiên phần lớn đề tài có mục đích chủ yếu là tham dự các cuộc thi về NCKH, sau đó thì dừng lại. Điều này dẫn đến lãng phí rất nhiều chất xám và nguồn lực của các bạn SV và giảng viên. Vì vậy câu hỏi làm thế nào để có thể ứng dụng những đề tài NCKH vào thực tiễn đang là một bài toán lớn được đặt ra?
Đại biểu Thanh Hoa đề xuất: Cần có một đơn vị đứng ra thực hiện vai trò kết nối các đề tài nghiên cứu của SV với những doanh nghiệp để họ có thể cấp kinh phí và ứng dụng các kết quả nghiên cứu; Xây dựng chiến lược và đặt hàng các công trình nghiên cứu theo các nhu cầu của xã hội; Tăng tỉ lệ SV là chủ nhiệm các đề tài NCKH từ cấp trường trở lên vì hiện nay đa số là tham gia cùng giáo viên.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng nên giao cho SV chủ nhiệm đề tài NCKH vì SV có sức trẻ, sự sáng tạo, hiện tại có cả môi trường và các kênh kết nối thúc đẩy NCKH.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời câu hỏi này: NCKH, chuyển giao tri thức là rất quan trọng. NCKH luôn được đề cao và cũng là một trong những chỉ số quyết định thứ hạng của trường đại học và ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, đồng thời cũng được kết nối với giữa doanh nghiệp và cộng đồng.
NCKH ở cấp trường đại học đã có tiến bộ nhưng còn gian lao. Trong trường đại học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đang là trào lưu thiết thực của thế hệ trẻ và các thầy cô. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1665 khuyến khích học sinh, SV NCKH, khởi nghiệp.
Bộ GD&ĐT rằng có đơn vị các đề tài nghiên cứu của SV. Theo luật Giáo dục đại học sửa đổi và các Nghị quyết, các trường đại học được hình thành các doanh nghiệp startup, vườn ươm là nơi kết nối để hiện thực hóa các sản phẩm từ ý tưởng, thậm chí đầu tư cho những nghiên cứu rủi ro. Như vậy, động lực để các trường nghiên cứu trong các trường đại học là có, quan trọng là cách thực hiện.
Trong trường đại học, đổi mới sáng tạo gắn liền với bài giảng. Nghiên cứu sinh là nguồn lực quan trọng để các thầy cô hình thành nhóm nghiên cứu. Chính bản thân các nhóm nghiên cứu, vườn ươm kết nối thị trường, chuyển giao tri thức.
Đại học là tâm điểm của đổi mới và sáng tạo, một trong những đặc trưng của đại học là sáng tạo ra tri thức, sau đó mới chuyển giao. Phương thức chuyển giao gắn với động lực là các doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng nên giao cho SV chủ nhiệm đề tài. Các nhóm nghiên cứu lớn cũng có cấu phần để các SV giỏi hoàn toàn có thể làm chủ một số cấu phần. Đây là giao nhiệm vụ gắn với sản phẩm. Hoặc giao nhiệm vụ cho SV trong các nhóm kết hợp với doanh nghiệp, dưới sự bảo trợ của các thầy cô hoặc các doanh nghiệp. SV hoàn toàn có thể đứng ra chủ trì nghiên cứu hoặc nhóm nghiên cứu sản phẩm.
Nghiên cứu phải thực sự là của SV, SV theo đuổi NCKH không chỉ để lấy điểm hay thành tích thi đua mà nghiên cứu phải kéo dài. Thực tế cho thấy nhiều nghiên cứu sáng tạo của SV nghiên cứu ra rồi không quan tâm nữa hoặc để trong ngăn kéo. Nhưng người nghiên cứu thực sự phải gắn với vấn đề mà mình theo đuổi cho dù điều đó đòi hỏi thời gian rất dài và công sức.
Hiện nay, SV không phải chỉ là tập sự nghiên cứu và càng không phải nghiên cứu để thi đua. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đánh giá cao sức trẻ, sự sáng tạo của SV nhất là khi có môi trường, có các kênh kết nối và thúc đẩy NCKH trong SV như hiện nay.
Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo trong ngành phải có các nhóm nghiên cứu mạnh, đưa ra được những giải pháp hữu ích có thể bán được để SV có môi trường tốt để theo đuổi, kết nối được thực sự, tránh tư tưởng nghiên cứu rồi bỏ đó, mà phải bền vững và có sự sáng tạo để có thể khởi nghiệp.
Cũng trả lời câu hỏi của SV về NCKH, Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Bùi Thế Duy đáp: Việc phát triển khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo chúng ta có định hướng do rất nhiều bộ phận cấu thành để hình thành nên nền KHCN nước nhà. Mỗi một con người có những giai đoạn nhất định để cống hiến cho NCKH. Trong 1 cuộc đời dành cho NCKH phải trải qua nhiều giai đoạn: tập sự, trưởng thành, giai đoạn chín...
NCKH trong SV là mở ra, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sáng tạo của SV. Trong chu trình đào tạo của chúng ta có bậc đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Thời gian dành cho các bạn học đại học là để các bạn tiếp thu các môn học. Còn những hoạt động NCKH cũng như rất nhiều hoạt động thúc đẩy sự sáng tạo là chuẩn bị hành trang cho các bạn bước vào các cấp học tiếp theo. Đây là tư tưởng chung nhưng tất nhiên có những trường hợp đặc biệt, nhất là những bạn SV gắn liền với thực tiễn đời sống như nông nghiệp...
Ngoài ra là những NCKH của SV trong các trường đại học có chất lượng đỉnh cao. Nếu đề tài của các bạn tốt, kết quả tốt sẽ là tiền đề để các bạn xin được học bổng để học lên các cấp cao hơn hoặc để các doanh nghiệp thu hút nhân lực làm chuyên gia, kỹ sư cao cấp.
Đây là quan điểm trao đổi ngược trở lại với câu hỏi. Và chúng ta tiếp tục khuyến khích các hoạt động NCKH SV và các cuộc thi về sáng tạo khác để các bạn làm hành trang cho chuẩn bị và nuôi dưỡng đam mê cho giai đoạn tiếp theo.
Câu hỏi liệu SV có nên chủ trì đề tài NCKH hay không sẽ là câu hỏi do các bạn tự suy nghĩ và tìm câu trả lời cho chính mình.
Trí thức ở nước ngoài có nhiều cách để đóng góp cho đất nước
Sinh viên Trần Thị Thanh Phương, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) hỏi: Bộ Giáo dục & Đào tạo có chính sách gì thu hút sinh viên du học nước ngoài về đóng góp cho đất nước? Ví dụ như các thí sinh thi "Đường lên đỉnh Olympia" sau khi được đi du học thì hầu như không trở về nước làm việc nữa?
Trí tuệ là tài sản quốc gia. Năm ngoái, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ GD&ĐT và Bộ KH&CN có chính sách thu hút những người Việt có trí tuệ đang ở nước ngoài về nước cống hiến. Có nhiều phương pháp để thu hút, nhưng thu hút tốt nhất là qua các nhóm nghiên cứu. Nhiều người về nước phải có nhóm, có các đồng sự, có môi trường để làm việc, ví dụ như ở các trường đại học. Bộ GD&ĐT đã triển khai và thấy một số cơ sơ đã làm tốt như ĐH Quốc gia, ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế Quốc dân, bên cạnh đó Bộ GD&ĐT cũng phối hợp với các đơn vị thực hiện một số diễn đàn thu hút trí thức trẻ.
Mặt khác, trí thức ở nước ngoài có nhiều cách để đóng góp cho đất nước chứ không nhất thiết phải về nước. Đó có thể là chuyển giao công nghệ, liên kết với các nghiên cứu trong nước để giúp đỡ cho NCKH trong nước cùng phát triển.
Ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ KHCN cũng cho rằng: Các bạn thí sinh Olympia chưa về nước chứ không phải không về nước. Vì hành trang các bạn cần phải nhiều thời gian tích luỹ, có hiểu biết mới có thể về nước cống hiến. Có thể ví dụ như GS. Ngô Bảo Châu đã có 20 năm nghiên cứu ở nước ngoài và hiện tại ông thường xuyên góp sức cống hiến cho đất nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mức phạt áp dụng từ ngày 1/1/2025 với việc đeo tai nghe khi đi xe máy, ai cũng nên biết
Sáu nhiệm vụ trong tâm của ngành Nông nghiệp trong năm 2025
Dự báo thời tiết miền Bắc ngày mai 4/1: Vùng núi phía Bắc rét đậm, rét hại, có nơi dưới 11 độ
Ngành Thuế công bố 10 sự kiện nổi bật, trong đó có eTax Mobile
Hai tuyến cáp biển gặp sự cố, ảnh hưởng đến tốc độ internet Việt Nam đi quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước