Không kiểm soát được thu phí, sao bắt dân tin
Vụ cướp 2,22 tỷ đồng: VEC E có "oan Thị Mầu"? / Sau vụ bị cướp 2,22 tỷ đồng: Cấm vĩnh viễn hai phương tiện, VEC E có đứng trên pháp luật?
Sau vụ cướp 2,22 tỷ đồng tại Trạm thu phí Dầu Giây và Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam 5 cán bộ của Công ty Yên Khánh, gian dối phần mềm để chiếm đoạt tiền tại BOT cao tốc TPHCM- Trung Lương, dư luận dấy lên những nghi ngờ về việc thu phí ở các BOT không được minh bạch.
Việc người dân tự nguyện ngồi đếm xe qua BOT, không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, hoạt động của BOT là việc làm cần ủng hộ, không thể "vin" những cái cớ hết sức mơ hồ, có phần hoang tưởng như ông Hồ Đình Chung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa- chủ đầu tư quan ngại:"Chúng tôi quan ngại có thể xảy ra các tình huống nguy hiểm như khống chế, cưỡng chế, cướp bóc tài sản, tương tự như sự việc xảy ra tại trạm Long Thành - Dầu Giây”.
Nhóm người ngồi ghi xe qua BOT Ninh Lộc, để minh bạch việc thu phí
Thậm chí còn báo cáo Thủ tướng để can thiệp" người dân đếm xe qua BOT" thì quả là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa đang "cáo mượm oai hùm"- như dư luận ví von.
Những tưởng được Thủ tướng ủng hộ, không ngờ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật đối với hoạt động thu phí tại các trạm thu phí BOT trên cả nước.
Và chúng ta hãy xem Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm soát thu phí như thế nào.
Ông Tô Nam Toàn khẳng định trên báo Thanh niên ra ngày 13/2 là "5 năm mới giám sát định kỳ 1 lần".
Theo Thanh niên: Theo quy định, việc giám sát, kiểm tra thu phí BOT, cao tốc đang do Tổng cục Đường bộ Việt Nam đảm nhận. Tuy nhiên, ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, TCĐB Việt Nam cho biết, việc giám sát từ trước tới nay theo hình thức giám sát định kỳ, đột xuất.
“TCĐBVN tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát so sánh doanh thu trong thời gian giám sát và doanh thu do nhà đầu tư báo cáo, định kỳ 5 năm/lần, vì không đủ nhân lực để thực hiện thường xuyên hơn 70 trạm trên cả nước. Vụ Tài chính chỉ có 13 người, kiểm tra việc sao dữ liệu thì Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế cũng chỉ có 5 người làm không xuể”, ông Toàn nói.
Cũng theo ông Toàn, việc kiểm tra chỉ thực hiện bề ngoài như kiểm tra ổ cứng, dữ liệu lưu trữ. Theo Thông tư 49, dữ liệu phải lưu 5 năm/lần, TCĐB sẽ kiểm tra xác suất số liệu báo cáo so với số liệu lưu trữ… “Nhưng nếu DN sử dụng công nghệ cao, cài phần mềm thì chúng tôi cũng không biết được. Phía công an có nhiều nghiệp vụ công nghệ thông tin mới phát hiện ra được, ví dụ như gian lận thu phí ở cao tốc TP.HCM - Trung Lương, nhiều cuộc giám sát TCĐB phải mời cả phía bên công an để phát hiện ra gian lận”, ông Toàn cho hay".
Hẳn Tổng cục Đường bộ không thể quên vụ khai gian tiền thu phí ở BOT cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ: Năm 2016, sau tố cáo của một nhà đầu tư trong liên danh là Cienco1 tại BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ, Tổng cục Đường bộ VN (TCĐB) đã vào giám sát 10 ngày tại dự án này, kết quả cho thấy số thu trung bình/ngày giám sát chênh lệch so với số thu bình quân theo báo cáo của Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ là gần 600 triệu đồng/ngày. Một ngày trạm BOT này thu được hơn 1,9 tỉ đồng nhưng trong báo cáo TCĐB và các cổ đông, chỉ khai ở mức 1,2 - 1,4 tỉ đồng/ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên