Mua bán dữ liệu cá nhân trên mạng dễ như... "mua rau"
Đà Nẵng: Nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng lên đến mức nguy hiểm / Đà Nẵng: Điều trị thành công suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng năng lượng tần số radio
"Thông tin cá nhân" cần được xem là một dạng tài sản, nhiều bộ luật, văn bản vẫn chưa thống nhất về "khái niệm" này, hay việc chế tài vẫn chưa đủ nghiêm khắc để răn đe về hành vi mua bán dữ liệu. Đây là những rào cản khiến cho tội phạm mua bán dữ liệu cá nhân trên không gian mạng ngày càng gia tăng.
Từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, việc mua bán dữ liệu cá nhân đã được rao bán công khai trên gần chục group, với sự tham gia của khoảng 50.000 người. Để tạo niềm tin, thu hút người mua, việc rao bán thường đưa ra giá trị thấp, đồng thời sẽ tặng những gói dữ liệu khác đi kèm.
Facebook và Zalo là hai ứng dụng đang được các đối tượng săn thông tin ngắm đến, vì có lượng người dùng cao, tính bảo mật thấp. Một admin tiết lộ đã kiếm tiền triệu mỗi ngày chỉ bằng việc tìm kiếm thông tin trên Facebook.
Từ đầu năm đến nay, cơ quan công an đã ghi nhận hàng trăm vụ việc liên quan đến mua bán dữ liệu cá nhân trên không gian mạng. (Ảnh minh họa)
"Với những số liệu chúng tôi thu thập, chúng tôi sẽ chạy quảng cáo sản phẩm cho khách hàng mà chúng tôi hướng đến", người chạy Facebook cho biết.
Từ đầu năm đến nay, cơ quan công an đã ghi nhận hàng trăm vụ việc liên quan đến mua bán dữ liệu cá nhân trên không gian mạng. Trong đó, một số vụ án công an xác định là có sự tiếp tay của những cá nhân đang làm nhiệm vụ thu thập và quản lý thông tin.
"Qua quá trình điều tra, chúng tôi có tài liệu để khẳng định một nguồn dữ liệu lớn từ doanh nghiệp có hoạt động thu thập, xử lý dữ liệu của người dân dẫn đến các đối tượng chiếm đoạt và rao bán", Thiếu tá Nguyễn Thế Cường, Phó trưởng phòng 3, Cục an ninh mạng và Phòng chống tội phạm Công nghệ cao Bộ Công an, thông tin.
Theo các chuyên gia, tình trạng lộ, lọt, hoạt động đánh cắp, mua bán dữ liệu cá nhân diễn ra phổ biến trên không gian mạng trong thời gian qua là do nguyên nhân việc ý thức bảo vệ dữ liệu thông tin của người dân chưa cao. Việc sử dụng sim rác còn nhiều. Bộ hành lang pháp lý chưa phù hợp với thực tiễn, dữ liệu cá nhân vẫn chưa được xem là tài sản, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.
"Bây giờ phải hoàn thiện pháp luật, phải phát hiện, phải xử lý nghiêm minh, đặc biệt là phải xây dựng án lệ liên quan đến trường hợp này", Luật sư Lê Văn Thiệp, Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội, nhận định.
Mới đây, Bộ Công an đã đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trước những thách thức sử dụng dịch vụ mới như thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến, kinh doanh tiền ảo, kinh doanh đa cấp qua mạng…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng