Nghị quyết 33: Doanh nghiệp kỳ vọng phục hồi thị trường bất động sản
Nhiều chương trình, dự án được ký kết giữa TP Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL đến năm 2025 / Phát triển năng lượng bền vững gắn với kinh tế tuần hoàn
Tiếp theo sau hàng loạt cuộc họp, chỉ đạo, nghị định, mới đây, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩythị trường bất động sảnphát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Đánh từ giới chuyên gia, Nghị quyết đã thể hiện rõ tinh thần quyết liệt của Chính phủ với nhiều quan điểm và mục tiêu cụ thể. Những điểm nghẽn của thị trường bất động sản kỳ vọng sẽ sớm được khơi thông, ổn định và phát triển trở lại.
Giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ, dự án đáp ứng nhu cầu thực, thanh khoản tốt được tạo điều kiện vay vốn…Nghị quyết 33 đã mở ra hành lang pháp lý để doanh nghiệp đang gặp khó có thể tiếp cận được dòng vốn, từ đây tái cơ cấu và khôi phục lại hoạt động.
Ông Trần Khánh Quang - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Việt An Hoà cho hay: "Chính phủ đồng ý cho cơ cấu lại nợ để doanh nghiệp xoay xở dòng tiền tiếp tục hoặc chính sách về trái phiếu chúng ta thấy rõ là đồng ý cho gia hạn trái phiếu đến hạn thêm hai năm nữa. Điều này rất hỗ trợ cho doanh nghiệp. Rõ ràng doanh nghiệp có những tài sản rất tốt nhưng dòng tiền lại đang "cứng" ở đây nên việc tháo gỡ này sẽ giúp cho doanh nghiệp có lượng tiền mặt để tiếp tục hoạt động ổn định".
Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tái cấu trúc, cơ cấu lại sản phẩm hướng đến nhu cầu ở thực thì Nghị quyết mới cũng định hướng rõ các chính sách, ưu đãi dành cho nhà ở xã hội. Đồng thời gói vay ưu đãi 120.000 tỷ đồng hỗ trợ chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong việc triển khai dự án.
"Tất cả những cái chung này đã được giao cụ thể cho từng cơ quan nào rất rõ ràng, tất cả đều thúc đẩy môi trường đầu tư, giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản thương mại và đặc biệt là quan tâm đến người dân nhà ở xã hội. Vấn đề tài chính ngân hàng cũng được nói trong Nghị quyết 33, chúng tôi cảm thấy rất hoan nghênh Nghị quyết 33 ra đời kịp thời", ông Lê Hữu Nghĩa - Giám đốc Công ty Xây dựng Thương mại Lê Thành đánh giá.
Doanh nghiệp kỳ vọng những điểm nghẽn của thị trường bất động sản kỳ vọng sẽ sớm được khơi thông, ổn định và phát triển trở lại. Ảnh minh họa.
Một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết 33 được các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp quan tâm chính là giải pháp gỡ vướng về mặt pháp lý. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, công tác gỡ vướng pháp lý đang được đẩy mạnh cho 116 dự án. Ngay trong tháng 3 này, thành phố sẽ quyết tâm xử lý dứt điểm cho 7 dự án. Do đó, Nghị quyết mới ra đời giúp thành phố có thêm động lực để tiếp tục gỡ vướng cho các dự án còn lại.
Ghi nhận từ một số sàn bất động sản, ngay sau khi thành phố tập trung gỡ vướng pháp lý và một số ngân hàng đã hạ lãi suất huy động và cho vay theo chỉ đạo, mức độ quan tâm đến các dự án đang tăng trở lại.
Ông Trần Văn Chinh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Á Land nhận định: "Khả năng thanh khoản, khả năng đầu tư và đặc biệt là những người đang có nhu cầu an cư họ sẽ xuống tiền, họ sẽ mua để đón kịp làn sóng bất động đợt này. Tôi nghĩ rằng khả năng thanh khoản sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới".
Giới chuyên gia cũng nhận định, các doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội này để quản trị tốt về dòng tiền, tái cơ cấu lại sản phẩm, đưa ra phân khúc nhà ở phù hợp với số đông nhu cầu cũng như tái định vị giá bán để thu hút người mua, thúc đẩy thanh khoản trở lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất