Người dân 'liều mình' qua cây cầu già yếu gần 40 tuổi ở Ninh Bình
Tuần hàng Dâu tây lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam / Kon Tum: Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm “nóng” dịp tết
Cầu Tiến bắc qua sông đào, nằm trên tuyến đường liên huyện nối liền các xã Khánh Hải - Khánh Hội của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Cầu được xây dựng từ những năm 1980, đến nay đã gần 40 năm. Cầu có chiều dài gần 60m, rộng hơn 2,5m, có 5 nhịp. Sau gần 4 chục năm sử dụng, đến nay cây cầu đang bị xuống cấp nghiêm trọng, hầu hết các bộ phận của cầu đều đã bị hư hỏng.
Ngay tại mố cầu phía xã Khánh Hải đã xuất hiện vết nứt. Đường lên cầu nhỏ hẹp khiến người và các phương tiện qua lại rất khó khăn.
Lan can hai bên cầu trước kia được làm bằng bê tông cốt thép. Sau thời gian dài hư hỏng được tu sửa lại bằng bê tông và song sắt. Tuy nhiên, đến nay hệ thống lan can này cũng đã bị hoen rỉ, mục nát, có chỗ đã bị đứt lìa, rơi rụng không còn tác dụng.
Các cọc bê tông dọc theo lan can hai bên cầu đều bị hư hỏng, chỗ mất chân, chỗ thì lòi cả lõi sắt ra bên ngoài, rất nguy hiểm cho người và các phương tiện mỗi khi qua cầu.
Một đoạn lan can hoen rỉ đã đứt lìa sang hai bên. Do hệ thống lan can không còn tác dụng nên rất nguy hiểm cho người dân mỗi khi đi qua cây cầu già yếu này.
Một đoạn dài lan can không còn các thanh chắn ngang. Người dân mỗi khi đi qua đoạn cầu này rất lo sợ. Không may có va chạm xảy ra, người và phương tiện giao thông rất dễ rơi thẳng xuống sông, nguy hiểm đến tính mạng.
Cầu già yếu, hư hỏng, xuống cấp nặng, tuy nhiên mỗi ngày vẫn phải "gồng mình" cõng cả nghìn lượt người và phương tiện qua sông. Tình trạng ách tắc giao thông trên tuyến đường đoạn qua cầu diễn ra thường xuyên như "cơm bữa". Lòng cầu chỉ rộng hơn 2,5m, mỗi khi có ô tô đi qua cầu thì các phương tiện khác phải nhường đường. Cầu già yếu, ô tô trọng tải lớn mỗi khi đi qua làm cây cầu rung lên bần bật.
Ông Vũ Văn Nhuận - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hội cho biết, do lưu lượng người và phương tiện qua lại cầu nên ách tắc giao thông trên đoạn đường diễn ra thương xuyên. Qua lại cầu đông nhất vào giờ cao điểm là công nhân và các cháu học sinh.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hội, lượng người và phương tiện qua cầu Tiến đông nhất là từ 6 - 8h sáng, buổi trưa từ 10h30 - 11h30 và buổi chiều từ 14h - 18h. Đây là thời gian có nhiều học sinh, công nhân và người dân qua lại nhất. Trước thực trạng cây cầu bị xuống cấp nguy hiểm cho người tham gia giao thông, chính quyền địa phương đã rất nhiều lần kiến nghị lên cấp trên để có biện pháp tu sửa, nâng cấp... Tuy nhiên đến nay ý kiến của người dân vẫn chưa được chấp thuận. Vì thế hàng ngày người dân vẫn phải liều mình qua cây cầu già yếu và nguy hiểm.
Ông Vũ Văn Nhuận cho biết, để đảm bảo cho người và phương tiện giao thông qua cầu từ nay đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, UBND xã đã thường xuyên tuyên truyền và cảnh báo đến người dân trên hệ thống loa phát thanh của xã, để bà con mỗi khi qua cầu phải cẩn trọng. Bên cạnh đó, xã đã có phương án sẽ lắp thêm điện sáng ở hai đầu cầu vào buổi tối và có biển cảnh báo cho người dân mỗi khi đi qua đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và bé