Tin tức - Sự kiện

Nông sản Việt ghi dấu ấn thương hiệu trên trường quốc tế

Nông sản Việt bước đầu ghi dấu ấn thương hiệu trên thị trường quốc tế thời gian gần đây.

Khai trương T-Matsuoka Medical Center tại Hà Nội / Đà Nẵng là điểm đến thân thiết của du khách Hàn Quốc

Việt Nam hiện là 1 trong 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Nông sản Việt cũng đã có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những con số phần nào cho thấy nông sản Việt đã có thương hiệu và được người tiêu dùng thế giới đón nhận.

Nông sản Việt từ xuất phát điểm đa phần là "vô danh", xuất khẩu dưới dạng bao trơn hay dưới cái tên của doanh nghiệp nước ngoài, nhưng nay ngày càng có thêm nhiều nông sản mang thương hiệu Việt được thế giới biết đến và ưa chuộng.

Sau khi hiệp định EVFTA được ký kết, những trái bưởi da xanh đầu tiên được một doanh nghiệp Cần Thơ được xuất sang châu Âu. Sau đó, bưởi, thanh long và dừa của một doanh nghiệp Bến Tre cũng lên đường sang Đức, Anh và Hà Lan. Một điểm chung là trên tất cả bao bì ghi rõ xuất xứ từ Việt Nam.

Nông sản Việt ghi dấu ấn thương hiệu trên trường quốc tế - Ảnh 1.

Nhiều thị trường khó tính ưa chuộng trái dừa tươi Việt Nam. (Ảnh: PLO)

"Khi chúng tôi mang thương hiệu đi, chúng tôi không mang thương hiệu dừa Vina T&T mà chúng tôi mang thương hiệu dừa xiêm Bến Tre của Việt Nam, đó là địa danh vùng miền và dừa vùng đó là ngon. Khi thành công, chúng tôi muốn đưa thương hiệu vùng miền đi xuất khẩu và đang áp dụng cho nhiều loại trái cây khác", ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group, cho biết.

Một niềm tự hào khác, sản phẩm với dòng chữ "nguồn trái cây tươi ngon nhất tại ĐBSCL" giờ đây đã được phục vụ trong các sân bay, chuỗi nhà hàng khách sạn resort cao cấp.

Với mặt hàng gạo, việc có thương hiệu và gắn logo lên bao bì còn hạnh phúc hơn khi trong một thời gian dài chúng ta bị "thay tên đổi họ".

"Trước đây gạo của chúng ta, ruột của mình, nhưng cái vỏ của người ta, tủi hổ vô cùng, vì không được giới thiệu sản phẩm, của mình nhưng không được cái tiếng. Lần này, bao áo bên ngoài ghi rất rõl của mình, logo của mình. Tôi thấy đây là một thắng lợi lớn", ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời, chia sẻ.

Làm nên thương hiệu và gây dựng uy tín không phải dễ. Như để chinh phục thị trường Mỹ, những trái dừa trước đó là hàng khuyến mãi, hàng tặng, nhưng hiện nay, mỗi ngày doanh nghiệp xuất đi 1 container. Bản đồ xuất khẩu đã có những cái tên thương hiệu đầu tiên, đó sẽ là kinh nghiệm cho rất nhiều cái tên khác trong tương lai không xa.

 

Nhiều nông sản Việt bị xâm phạm thương hiệu

Bên cạnh những sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, vẫn có những sản phẩm dù chất lượng rất tốt ,nhưng chưa xây dựng được thương hiệu.

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản của Việt Nam trong hàng chục năm qua còn chậm khiến nông sản Việt có những thời điểm rơi vào tình trạng bị thương gia, doanh nghiệp của nước ngoài giả mạo hoặc đăng ký mất thương hiệu. Câu chuyện về nước mắm Phú Quốc, cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre... là những ví dụ điển hình. Hay gần đây tình trạng này cũng xảy ra với gạo từng được xếp hạng là gạo ngon nhất thế giới ST25.

Toàn quốc có hàng nghìn sản phẩm nông lâm thủy sản có uy tín, nhưng đến nay mới chỉ có khoảng hơn 100 chỉ dẫn địa lý. Số nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được đăng ký xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là khoảng 2.000. Trong số đó chỉ số ít là được đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.

Do chưa quan tâm đúng mức đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nên một số thương hiệu nông sản Việt bị lạm dụng hoặc bị "cướp tên", chiếm đoạt ở nước ngoài như các vụ nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Mê Thuột, cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre.

 

Hay gần đây, gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua đoạt giải nhất Gạo ngon nhất thế giới năm 2019. Trong khi ông Cua chưa kịp làm gì, một công ty tại Australia và 4 công ty tại California, Mỹ đã nhanh chân làm hồ sơ đăng ký thương hiệu ở nước sở tại. ST25 chỉ là "bản sao" tai nạn mà Nàng Thơm Chợ Đào từng bị cách đây 20 năm.

Giải pháp định vị thương hiệu nông sản Việt

Không riêng ST25, mặc dù Việt Nam đã vươn lên thành một trong 3 quốc gia xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Gạo Việt Nam chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên trong thời gian dài, gạo Việt chỉ được xuất khẩu dưới dạng bao trơn và phân phối dưới thương hiệu đơn vị nhập khẩu ở nước ngoài.

Nếu xuất khẩu có thương hiệu thì không chỉ cho thấy một sự ổn định bền vững, sự định vị thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng nước ngoài, mà giá trị của nông sản cũng sẽ gia tăng

Theo Thống kê của Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, những nông sản xuất khẩu có thương hiệu riêng sẽ gia tăng giá trị 200 - 300%, thậm chí có nông sản giá trị tăng đến 500%.

 

Thực tế cho thấy, các vụ nông sản xuất khẩu bị xâm phạm thương hiệu ở nước ngoài một phần nhiều là do doanh nghiệp, nhà sản xuất chưa thực sự quan tâm tới việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản, nhưng một mình doanh nghiệp là chưa đủ. Sự quyết liệt với những giải pháp cụ thể, đồng bộ hơn của cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, ngành hàng là rất cần thiết để "vá" những lỗ hổng trong dựng xây dựng, bảo vệ thương hiệu nông sản xuất khẩu.

Nông sản Việt ghi dấu ấn thương hiệu trên trường quốc tế - Ảnh 2.

Gạo ST25 đang được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. (Ảnh: NLĐ)

"Chúng ta muốn xây dựng thương hiệu gạo thành công, trước hết chúng ta phải sản xuất gắn liền tiêu thụ, tức là mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân phải gắn chặt với nhau. Người nông dân phải sản xuất theo yêu cầu của doanh nghiệp, mà yêu cầu của doanh nghiệp chính là khẩu vị của người tiêu dùng, mà người tiêu dùng chấp nhận, tin dùng thì thương hiệu gạo Việt Nam thành công. Chúng ta có sự quảng bá, tiếp thị của các cơ quan quản lý như Bộ Công Thương, Chính phủ thì như thế chúng ta bảo vệ thương hiệu gạo của Việt Nam", ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An, nhận định.

"Để xây dựng thương hiệu phải đi bằng 2 chân. Thứ nhất, chúng ta dựa vào các thương hiệu quen thuộc được các thị trường, người dân nước sở tại trân quý, thì chúng ta bán nguyên, phụ liệu gia công cho họ, điều đó không có gì xấu. Khi chúng ta xuất khẩu tên thương hiệu khác nhưng phía sau vẫn có dòng chữ "Product of Việt Nam" thì ng tiêu dùng hiện nay có đầy đủ hiểu biết để đánh giá sản phẩm dựa trên xuất xứ. Thứ hai, song song với đó, khi đủ tiềm lực, doanh nghiệp Việt Nam sẽ xây dựng thương hiệu riêng tại thị trường", ông Nguyễn Phú Hòa, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia, đánh giá.

"Hiện Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ đang có chương trìnhh hợp tác hỗ trợ bảo hộ cho các nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài. Cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia vào việc giải quyết tranh chấp nếu có ở nước ngoài", ông Tạ Mạnh Cường, Trưởng phòng Phát triển Năng lực Xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, cho biết.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm