Sở Y tế Cà Mau trả lời thế nào về quy trình xử lý thi thể thai nhi?
Chống “cát tặc”, TPHCM chi 165 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị / Gia Lai: Ban quản lý rừng Đức Cơ để mất hơn 9.000ha rừng
Liên quan đến vụ việc Nhà máy xử lý rác TP Cà Mau có văn bản gửi UBND tỉnh về việc đơn vị này đã chôn cất hơn 300 thai nhi lẫn theo nguồn rác trong suốt 7 năm qua, sau đó Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Cà Mau đã vào cuộc và đề nghị ngành y tế tỉnh xác định quy trình xử lý thai nhi tử vong tại các cơ sở y tế trên địa bàn, mới đây, Sở Y tế tỉnh này cũng đã có văn bản trả lời Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh về vấn đề này.
Theo văn bản trả lời của Sở Y tế Cà Mau, tất cả các trường hợp thi thể thai nhi trước khi sinh đều được quản lý riêng biệt. Những trường hợp thai dưới 20 tuần tuổi, cơ sở y tế sẽ bàn giao cho người nhà chôn cất. Trong trường hợp người nhà không mang về thì cho xử lý đốt bởi lò đốt nhiệt tại chỗ. Đối với những trường hợp thai nhi trên 20 tuần tuổi, cơ sở y tế sẽ bàn giao cho người thân hoặc kêu gọi các tổ chức nhân đạo trên địa bàn tổ chức an táng và chôn cất. Khi hai trường hợp trên không xử lý được thì cơ sở y tế sẽ trình báo sự việc đến chính quyền địa phương để phối hợp nhằm tìm giải pháp xử lý. Đối với trường hợp trẻ sơ sinh tử vong sau sinh đều được xử lý giống như thai nhi trên 20 tuần tuổi.
Sở Y tế Cà Mau cũng cho biết các cơ sở khám chữa bệnh có lĩnh vực chuyên ngành sản, phụ khoa trong tỉnh đều có chức năng xử lý thai nhi chết trước khi sinh với tuổi thai tùy theo phạm vi chuyên môn và phân tuyến kỹ thuật cho phép.
Rõ ràng, Sở Y tế Cà Mau đã trả lời rất cụ thể về quy trình xử lý xác thai nhi tử vong trên địa bàn mình quản lý, nhưng một câu hỏi mà nhiều người quan tâm đó là tại sao với quy trình chặt chẽ như trên mà có đến hơn 300 xác thai nhi được phát hiện tại nhà máy rác, thì vẫn là câu hỏi chưa có đáp án.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Một vị trí được cho là nơi chôn xác thai nhi trong khuôn viên Nhà máy xử lý rác thải TP Cà Mau, do Công ty Công Lý làm chủ đầu tư. (Ảnh: CTV Dân trí)