Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần giải pháp hài hòa
Khánh thành cầu hữu nghị Việt – Nhật tại Đà Nẵng / Khai trương Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng: Địa chỉ uy tín, chất lượng hàng đầu
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý để xây dựng Dự ánLuật Thuế tiêu thụ đặc biệt(sửa đổi) để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội trong thời gian tới.
Một trong những nội dung bổ sung là điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn với mục tiêu giảm tiêu thụ, giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, trong khi nhu cầu tiêu dùng chậm lại khiến Công ty Bia Sài Gòn - Hà Nội một mặt phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh, mặt khác phải cố gắng không tăng giá bán. Việc dự kiến tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian tới khiến doanh nghiệp càng phải tính toán hơn.
"Khi thuế tăng lên sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng chung của giá. Sức mua, sức tiêu dùng sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất bia trong nước", ông Lê Viết Quý, Giám đốc Công ty Bia Sài Gòn - Hà Nội, cho hay.
(Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành quy định đồ uống có cồn chịu thuế theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán ra (phương pháp tính thuế tương đối). Tuy nhiên, trong đề xuất sửa đổi, bổ sung luật lần này, Bộ Tài chính dự kiến đưa thêm cách tính thuế theo phương án hỗn hợp, tức là thuế suất áp dụng trên sản lượng và áp chung một thuế suất cho mọi loại đồ uống có cồn. Ưu điểm của cách tính thuế này là dễ quản lý và tính toán, nhưng nó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước so với sản phẩm nhập khẩu hay sản phẩm thương hiệu ngoại có giá cao.
"Từ năm 2014 - 2018, chúng ta đã tăng lên 4 lần trong 6 năm. Như vậy, các doanh nghiệp rất khó khăn. Khi đầu tư, người ta tính toán cả đầu vào, đầu ra, tính cả việc tăng thuế xem chịu nổi hay không. Như Nhật Bản, tối thiểu 10 năm người ta mới tăng một lần", ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, cho biết.
"Nên tăng có lộ trình theo hướng tăng khoảng nhỏ giọt, giữa khoảng cách tăng nên có độ dài đủ lớn, thậm chí hàng năm, để đảm bảo doanh nghiệp không bị gánh nặng thuế", ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, nhận định.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc thiết kế chính sách thuế cần những giải pháp hài hòa để vừa giúp tăng thu ngân sách, đồng thời vẫn hỗ trợ được doanh nghiệp trong nước phục hồi, phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024