Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh "vùng xanh" được đi học trực tiếp
Học sinh 18 huyện, thị xã của Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 8/11 / Đà Nẵng: Tiêm vaccine Pfizer mũi 1 cho học sinh đang học lớp 8 - 9 từ ngày 11/11
Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay, cả nước có 9 tỉnh, thành phố đón học sinh đến trường học trực tiếp gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Ninh Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Hà Giang. 34 tỉnh, thành phố còn lại vẫn đang kết hợp giữa dạy trực tiếp và trực tuyến, dạy qua truyền hình.
Trong đó, có 20 tỉnh, thành phố hoàn toàn tổ chức dạy học trực tuyến hoặc qua truyền hình là: An Giang, Bạc Liêu, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang, Long An, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hà Nam, Gia Lai.
Theo đó, để học sinh được trở lại trường học tập an toàn theo từng cấp độ dịch, các địa phương cần thực hiện mạnh mẽ hơn nữa chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Đối với những địa bàn thuộc cấp độ dịch 1 và 2, cần tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, kể cả trẻ mầm non, được đi học trực tiếp. Khi học sinh quay trở lại trường học thì phải bảo đảm an toàn nhất cho các em.
Bộ GD&ĐT yêu cầu tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh "vùng xanh" được đi học trực tiếp.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên chủ động rà soát, đánh giá, phân loại kết quả học tập trực tuyến, học qua truyền hình của các nhóm đối tượng học sinh để điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình kiểm soát dịch COVID-19 tại địa phương. Khi học sinh trở lại trường học, nhà trường cần tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lí, hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh khi chuyển trạng thái từ học trực tuyến, học qua truyền hình sang học tập trực tiếp tại trường.
Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh có điều kiện học trực tuyến; dạy bổ sung những nội dung kiến thức còn thiếu kết hợp với ôn tập, củng cố nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh không có điều kiện học trực tuyến, nhất là đối với các học sinh không tiếp cận được truyền hình, học sinh chuyển trường do phải di chuyển nơi cư trú để phòng, tránh dịch bệnh.
Sử dụng hiệu quả thời gian học sinh được đến trường để tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp các nội dung cơ bản, cốt lõi theo các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD&ĐT phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá định kì theo hình thức trực tiếp tại trường cần được thực hiện sau một thời gian học sinh đã được ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh