TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp tăng giải ngân đầu tư công
Những sân bay nào được định hướng xã hội hóa đầu tư nâng cấp? / Việt Nam có thể làm chủ công nghiệp bán dẫn
Tỉ lệ giải ngân đầu tư công thấp
Tại phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho quý IV của TP Hồ Chí Minh diễn ra vào ngày 28/9,ông Phạm Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minhcho biết,mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Thành phố đã làm tốt mục tiêu ngăn chặn đà suy giảm, các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng cómột số tồn tại, hạn chế như: đơn hàng sản xuất giảm, hàng hóa tồn kho tăng; xuất khẩu trong 9 tháng đạt 31,53 tỷUSD, giảm 14,2% và nhập khẩu đạt 40,23 tỷUSD, giảm 17,2% so với cùng kì.Tổng thu ngân sách nhà nước đạt hơn 326.000 tỷđồng, đạt 69,45% dự toán năm, giảm 6,35% so với cùng kì.Trong năm 2023, TP Hồ Chí Minh được giao và phân bổ hơn 68.000 tỷđồng vốn đầu tư công; tính đến hết ngày 22/9, Thành phố mới giải ngân hơn 20.500 tỉ đồng (đạt 30%).
Tương tự,ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh cho biết, 9 tháng qua, khu vực dịch vụ vẫn là trụ cột chính trong tăng trưởng. Do đó, những tháng cuối năm, kích cầu tiêu dùng là một kênh quan trọng mà Thành phố cần tập trung thực hiện.Tuy nhiên,trong 9 ngành dịch vụ, chỉ duy nhất ngànhbất động sản vẫn tăng trưởng âm, giảm 8,71%. Bất động sản suy giảm kéo theo ngành xây dựng giảm, vì vậy vấn đề tháo gỡ cho thị trường bất động sản là một nút thắt TP Hồ Chí Minhcần giải quyết. Mặt khác, việc giải ngân đầu tư công cũng quá thấp so với chỉ tiêu đề ra (đạt 30%), trong khi kế hoạch 6 tháng đầu năm giải ngân đạt 35%. Do đó, mục tiêu đẩy mạnh giải ngân hơn68.000 tỷđồng trong năm 2023là thách thức lớn, cần tập trung đẩy nhanh trong những tháng cuối năm.
"Thành phố cần tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để tháogỡ khó khăn cho đầu tư công, nghĩa là phải đểnguồn vốn đầu tư côngchảyvào nền kinh tế.Muốn làm được điều này, Thành phố phải công khai, minh bạch mọi vấn đề để tạo niềm tin cho doanh nghiệp. Song song đó, Thành phố cần quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, động viên, khuyến khích tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức TP Hồ Chí Minh",ông Nguyễn Khắc Hoàng đề nghị.
Nói về công tác giải ngân vốn đầu tư công, ông Phan Văn Mãi,Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù tốc độ giải ngân vốn đầu tư công có cải thiện nhưng vẫn nằm trong nhóm địa phương có tốc độ giải ngân chậm. Nguyên nhân khiến tỷ lệ giải ngân đầu tư côngthấp làcông tác giải phóng mặt bằng. Việcgiải phóng mặt bằng chậmkhông chỉ là trách nhiệm của các quận, huyện vàTP Thủ Đức mà còn ở các sở, ngành và cả Văn phòng UBND Thành phố. Theo đó,ông Phan Văn Mãi đã đề nghịcác quận, huyện vàTP Thủ Đức, các sở, ngành phải sát sao hơn trong công tác này. Trong đó, thời gian đưa ra giá đất để các địa phương áp dụng phải rút xuống còn một tuần, thay vì một tháng như hiện nay. Về phía chủ đầu tư, cần đeo bám địa phương, sở, ngành để gỡ vướng, sớm nhận mặt bằng.
Doanh nghiệpcó dấu hiệu khởi sắc
Theo Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh, tăng trưởng kinh tế TP Hồ Chí Minhtừ tháng 5 đến nay được đánh giá có nhiều chuyển biến tích cực sau thời gian dài gặp khó. Các chỉ số sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ...đều tăng trưởng khả quan. Điều này cho thấy, những giải pháp phục hồi kinh tế của Thành phố đã mang lại hiệu quả.
Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quí III/2023 ước tăng 6,7%, 9 tháng ước tăng 5% so với cùng kì. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tăng 3,2%; 4 ngành công nghiệp trọng điểm tăng 5,8%.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 thángước đạt 871.198 tỷđồng, tăng 8,6% so với cùng kì.Tổng doanh thu du lịch 9 tháng đạt 125.463 tỷđồng, tăng 36% so với cùng kì. Trong đó, khách du lịch nội địa ước đạt 26.994.560 lượt, tăng 25%và khách quốc tế ước đạt gần 3,6 triệu lượt, tăng 69% so cùng kì.
Theo ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, từ tháng 7 đến 9/2023, ngành bán lẻ trong nước có những tín hiệu phục hồi khá tích cực khi đạt mức tăng trưởng trên 7% so cùng kỳ năm trước. Riêng tại TP Hồ Chí Minh, tổng mức bán lẻ đạt được rất ấn tượng, bởi bối cảnh tổng cầu thế giới vẫn giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi. Thực tế cho thấy, các chính sách kích cầu như giảm 2% thuế giá trị gia tăng; giãn thời gian nộp thuế; giảm thuế, phí sử dụng đất; đẩy mạnh triển khai các chương trình khuyến mãi tập trung; chính sách visa du lịch; giảm lãi suất cho vay... đã phát huy hiệu quả rất đáng khích lệ.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Hòa,Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết, hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp đang có những dấu hiệu khởi sắc. Các lĩnh vực như: dệt may, lương thực - thực phẩm bắt đầu nhận được những đơn hàng trở lại. Đặc biệt,tín hiệu vui cho cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minhlà HĐND TP Hồ Chí Minhđã thông qua nghị quyết ban hành về quy định hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP Hồ Chí Minh(HFIC) cho vay, thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Hòa,để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì ổn định đà phục hồi tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh việc bơm vốn vào nền kinh tế thông qua việc giảm bớt thủ tục và điều kiện vay vốn, ký kết hợp tác giữa các ngân hàng và UBND các quận, huyệncũng như giảm điều kiện thế chấp tiền vay. Bên cạnh đó, các sở, ngành đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng giải quyết các yêu cầu cấp bách và chính đáng của doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo