TP Hồ Chí Minh: Tính triển khai gói kích cầu đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp
Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk: Mỗi người dân, doanh nghiệp là đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột / Sản xuất xanh giúp doanh nghiệp ứng phó khi đơn hàng giảm
Trong bối cảnh cần triển khai các giải pháp ứng phó với khó khăn từ thị trường để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chính quyền TP Hồ Chí Minh đang tính triển khai một gói kích cầu đầu tư mới, đểhỗ trợ lãi suấtvay vốn cho doanh nghiệp. Thông tin này đang được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và có nhiều kiến nghị, đề xuất trong một hội nghị diễn ra hôm 17/2.
Ngành vận tải, hậu cần logistics trong năm nay tiếp tục đối mặt với rủi ro về giá nhiên liệu. Ngoài ra, đại diện Hiệp hội Logistics TP Hồ Chí Minh cho biết nhiều loại chi phí đầu tư hiện còn tăng đến 30% so với trước, khiến doanh nghiệp thêm khó khăn. Hiệp hội này đã kiến nghị đưa ngành logistics vào chương trình kích cầu đầu tư, hỗ trợ lãi suất vay vốn mà TP Hồ Chí Minh đang tính triển khai vì khả năng lan tỏa của ngành này đến nhiều ngành sản xuất khác.
"Đầu tư trong lĩnh vực logistics được đưa vào gói kích cầu chắc chắn sẽ làm giảm chi phí rất nhiều, giảm luôn giá thành cho các ngành sản xuất kinh doanh khác", bà Đặng Thị Minh Phương - Chủ tịch Hiệp hội Logistics TP Hồ Chí Minh đánh giá.
Trong giai đoạn 2015 - 2019, đã có hơn 11.000 tỷ đồng vốn vay của doanh nghiệp được ngân sách của TP Hồ Chí Minh hỗ trợ lãi suất theo chương trình kích cầu đầu tư. Ảnh minh họa.
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, chỉ có hơn 20% doanh nghiệp trên địa bàn có doanh thu tăng trong năm ngoái. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó, ngoài các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, giới chuyên gia cho rằng đầu tàu kinh tế TP Hồ Chí Minh cần sớm khởi động lại chương trình kích cầu đầu tư đã ngừng triển khai 2 năm qua.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết: "Kích cầu đầu tư chúng ta cần tập trung vào các ngành trọng điểm như giáo dục, y tế, logistics, cảng biển. Thành phố có chính sách hỗ trợ lãi suất, bù lãi suất trong thời gian 5 - 7 năm để doanh nghiệp mạnh dạn tái cơ cấu, đổi mới lại cấu trúc sản phẩm và công nghệ".
"Chương trình cho vay kích cầu trong bối cảnh mới cần tính cơ chế mới. Chúng ta phải làm chương trình này hiệu quả hơn để góp phần hỗ trợ trong bối cảnh này. Khởi động lại, làm "nóng", làm mới lên trong bối cảnh mới", ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
Trong giai đoạn 2015 - 2019, đã có hơn 11.000 tỷ đồng vốn vay của doanh nghiệp được ngân sách của TP Hồ Chí Minh hỗ trợ lãi suất theo chương trình kích cầu đầu tư. Khi chương trình được triển khai trở lại đạt hiệu quả cao hơn, các chuyên gia kiến nghị chính quyền cần tập trung cải cách thủ tục giải ngân, để vốn đến tay doanh nghiệp không chỉ đúng đối tượng mà còn phải kịp lúc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hà Nội là địa phương dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024
Từ 1/1/2025 chính thức đổi khung giờ bắt buộc bật đèn xe, ai cũng phải biết kẻo bị phạt tiền
Rút ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm
Ngành dệt may trước kỷ nguyên mới - Bài cuối: Thích ứng, vượt thách thức
Trao Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII
Thủ tướng Chính phủ: Đà Nẵng nghiên cứu, sớm triển khai hoạt động lấn biển