Việt Nam thuộc nhóm dẫn đầu thế giới về tốc độ già hóa dân số
Việt Nam không mất tới 20 năm để tỷ lệ người cao tuổi tăng từ 7%-14%. Tốc độ chuyển từ giai đoạn "đang già" sang "già" thuộc hàng cao nhất thế giới.
TP.HCM: Yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm sai phạm tuyến metro số 1 / 4 chính sách nổi bật về y tế, giáo dục có hiệu lực từ ngày 21 đến 31/01
Sáng nay (17/1), tại tỉnh Hải Dương, tạp chí Lao động xã hội phối hợp với Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ-TB-XH Hà Nội tổ chức hội thảo “Công tác xã hội thích ứng với bối cảnh già hóa dân số”.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Hà chia sẻ thông tin tuổi thọ trung bình của nước ta là 73,2 tuổi (năm 2014) và dự báo sẽ tăng lên tới 78 tuổi (năm 2030) và 80,4 tuổi vào năm 2050. Tính đến hết năm 2017, cả nước có trên 11 triệu người cao tuổi, chiếm 11,95% dân số.
Chú thích ảnh. |
Dự báo nước ta sẽ chỉ mất không tới 20 năm để tỷ lệ người cao tuổi tăng từ 7% lên 14%. Có nghĩa chuyển từ giai đoạn “đang già” sang “già” – một tốc độ thuộc hàng cao nhất thế giới. Thậm chí đến năm 2038, nhóm người cao tuổi sẽ chiếm đến gần 20% tổng dân số.
Cũng theo Thứ trưởng Hà, già hóa dân số sẽ đặt ra nhiều thách thức cho việc đảm bảo hạ tầng và an sinh xã hội để đáp ứng nhu cầu của một xã hội già hóa dân số nhanh chóng; trong khi, nhiều người còn đang sống ở mức nghèo, cận nghèo. Hầu hết người cao tuổi có sức khỏe kém, ngày càng sống thu mình, cô đơn do các hỗ trợ truyền thống từ đại gia đình bị thu hẹp.
Báo cáo chung của ngành Y tế cũng cho thấy nhiều người cao tuổi sống cùng bệnh tật trong một thời gian dài, dẫn đến những khó khăn về chức năng thể chất, trong sinh hoạt cá nhân hàng ngày và các hoạt động hỗ trợ cuộc sống. Hơn hai phần ba người cao tuổi gặp ít nhất một khó khăn về vận động và gần 38% người cao tuổi gặp ít nhất một khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hàng ngày, lên hơn 50% ở nhóm 80 tuổi trở lên.
Bộ LĐ-TB-XH dự báo, số lượng và tỷ lệ người cao tuổi cần được chăm sóc do bị ảnh hưởng bởi ít nhất một chức năng thể chất hoặc tinh thần sẽ tăng từ 2,5 triệu người vào năm 2019 lên tới 10 triệu người vào năm 2049.
Thực tế này đòi hỏi cần có sự chăm sóc thường xuyên để duy trì các hoạt động hàng ngày cho người cao tuổi ở gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, hoạt động CTXH đối với người cao tuổi hiện nay vẫn còn nhiều thách thức.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho rằng, phần lớn các chính sách đối với người cao tuổi chỉ mang tính trợ cấp, cứu trợ, các hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần cho người cao tuổi còn mang tính phong trào. Hơn nữa, ngành công tác xã hội với các loại hình dịch vụ chuyên môn về chăm sóc người cao tuổi ở nước ta còn thiếu và yếu.
Không chỉ thế, các yếu tố, điều kiện cho sự phát triển ngành CTXH chuyên nghiệp còn thiếu khung pháp lý, các phương pháp khoa học, đội ngũ công tác xã hội nòng cốt, nguồn nhân lực cho mạng lưới công tác xã hội, các chương trình nghiên cứu. Hệ thống dịch vụ thiết yếu và cơ sở thực tập, hành nghề còn thiếu và yếu./.
Theo VOV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Cột tin quảng cáo