Vụ "nhà nghiêng" ở Đà Nẵng: Việc sử dụng cơ sở 1 Trường tiểu học Trần Cao Vân có nhiều rủi ro!
Xây dựng sản phẩm du lịch golf kết hợp du lịch biển mang đặc trưng và đẳng cấp Đà Nẵng / Đà Nẵng: Yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị ứng phó bão số 13 trước 15h ngày 13/11
Các nhà lân cận có biểu hiện nứt nẻ và nghiêng về hố móng
Gần 1 tháng sau khi xảy ra sự cố xây dựng khu nhà 8 tầng ở số 217 – 225 Lê Duẩn (phường Tân Chính, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) làm nghiêng, lún, nứt nhà dân và trường học mà Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ánh, ngày 10/11, Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng Đà Nẵng (thuộc Chi cục Giám định chất lượng xây dựng – Sở Xây dựng Đà Nẵng) đã có văn bản gửi các bên liên quan về hiện trạng một số công trình lân cận công trình xảy ra sự cố.
Công trình xây dựng khu nhà ở 8 tầng tại số 217 - 225 Lê Duẩn (Đà Nẵng) đang sử dụng các hệ không thép để chống đỡ cho các nhà lân cận có biểu hiện nứt nẻ và nghiêng về phía hố móng (Ảnh: HC)
Cụ thể, trong quá trình thi công hố móng công trình 217 – 225 Lê Duẩn (công trình nhà ở riêng lẻ do bà Trần Thị Tuyết hiện ở tại Hà Nội làm chủ đầu tư; nhà thầu thi công là Công ty CP xây dựng Indo Light do ông Hoàng Khánh Nguyên làm Giám đốc), các nhà lân cận có biểu hiện nứt nẻ và nghiêng về hố móng. Đến nay đơn vị thi công đã tiến hành chống đỡ bằng các hệ khung thép.
Bà Trần Thị Kim Huế cho biết, dựa trên kết quả khảo sát hiện trạng các công trình lân cận, kết quả quan trắc lún và dịch chuyển do Công ty TNHH MTV Trắc địa bản đồ Hưng An thực hiện, Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng Đà Nẵng đã tiến hành phân tích, đối chiếu với các tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật hiện hành.
Đến nay, Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng Đà Nẵng đã có nhận định chính thức đối với 03 công trình gồm 213 Lê Duẩn (cơ sở 1 Trường Tiểu học Trần Cao Vân), nhà số 229 Lê Duẩn và nhà số 231 Lê Duẩn nằm lân cận công trình xảy ra sự cố ở số 217 – 225 Lê Duẩn. Riêng các công trình liền kề với hố móng đang đào chưa được tiến hành xem xét trong ý kiến nhận xét lần này.
Các cơ sở kinh doanh nằm lân cận công trình xây dựng khu nhà ở 8 tầng tại số 217 - 225 Lê Duẩn phải treo bảng thông báo chuyển địa điểm đến hơn khác
Theo kết quả đo lún nhà số 231 Lê Duẩn cho thấy trong giai đoạn đo lún, các giá trị lún thay đổi từ - 0,5mm đến + 0,4mm. Xét đến sai số của phép đo là ± 0,3mm, có thể thấy ngôi nhà này không bị lún hoặc lún rất ít, không đáng kể (khoảng 0,1mm) trong suốt giai đoạn đó. Do đó các bên lên quan có thể tiến hành xem xét việc sử dụng sinh hoạt đối với ngôi nhà này; trong quá trình sử dụng cần tiếp tục quan trắc, theo dõi để có biện pháp xử lý phù hợp.
Nguy cơ học sinh không theo kịp chương trình, quản sinh bán trú phải nghỉ việc
Đặc biệt, điều dư luận cũng như đông đảo phụ huynh, giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Trần Cao Vân hết sức quan tâm là tình trạng lún, nứt tại cơ sở 1 của trường này (số 213 Lê Duẩn) khiến nhà trường phải tạm đình chỉ hoạt động dạy học tại đây suốt hơn 1 tháng qua và dồn hết học sinh qua các cơ sở còn lại.
Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng Đà Nẵng cho hay, theo kết quả đo lún tại công trình số 213 Lê Duẩn (cơ sở 1 Trường Tiểu học Trần Cao Vân) cho thấy trong giai đoạn đo lún, công trình bị trồi lên nhẹ, khoảng 1,5mm. Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng bởi nhà số 215 Lê Duẩn bị nghiêng.
Trong khi cơ sở 3 của Trường Tiểu học Trần Cao Vân "cửa đóng then cài" suốt hơn 1 tháng qua...
thì học sinh các khối lớp 3 - 4 - 5 của trường này phải dồn hết về cơ sở 1 và chỉ được học buổi rồi ra về sớm vì thiếu phòng học!
Trước đó, như Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ánh, do bị ảnh hưởng bởi sự cố tại công trình xây dựng khu nhà 8 tầng ở số 217 – 225 Lê Duẩn nên trong hơn 1 tháng qua, Trường Tiểu học Trần Cao Vân đã phải dồn toàn bộ 617 học sinh của khối lớp 3 (10 lớp) và khối lớp 4 (8 lớp) ở cơ sở 1 sang cơ sở 3 (trên đường Hoàng Hoa Thám). Toàn bộ giáo viên khối lớp 3 – 4 và các phòng bộ môn Tin học, Âm nhạc, Mỹ Thuật ở cơ sở 1 cũng phải dồn hết về cơ sở 3.
“Do tình hình này, nhà trường không có đủ phòng học để đáp ứng nên trong hơn 1 tháng qua, chỉ có học sinh khối lớp 1 và lớp 2 được học bán trú, còn toàn bộ học sinh các khối lớp 3 – 4 – 5 của trường đều phải học 1 buổi/ngày khiến nhiều phụ huynh rất bức xúc!” – Thầy giáo Nguyễn Việt Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Cao Vân cho hay.
Theo phản ảnh của nhiều phụ huynh Trường Tiểu học Trần Cao Vân, việc con em bất ngờ không được học bán trú như học sinh ở các trường khác do quá trình thi công xây dựng khu nhà 8 tầng ở số 217 – 225 Lê Duẩn gây lún, nứt nguy hiểm cho cơ sở 1 của trường này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến công ăn, việc làm và chăm sóc con cái của các phụ huynh, nhất là những gia đình neo đơn, khó khăn.
Các phụ huynh phải bỏ dở công ăn việc làm để đến trường đón con ra về lúc giữa buổi vì không được học bán trú...
nên nhiều người rất bức xúc!
Trao đổi với phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam, thầy giáo Nguyễn Việt Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Cao Vân cho biết lãnh đạo nhà trường đang hết sức lúng túng, bởi Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng Đà Nẵng chỉ mới đưa ra nhận định “sử dụng cơ sở 1 Trường Tiểu học Trần Cao Vân còn có nhiều rủi ro” chứ chưa có kết luận khi nào thì xử lý xong những nguy hiểm, rủi ro đó để việc dạy – học tại đây có thể tiến hành trở lại bình thường.
“Vì vậy, chúng tôi đang làm văn bản đề nghị Sở Xây dựng Đà Nẵng làm việc với các cơ quan chức năng và có ý kiến trả lời khi nào xử lý xong sự cố của công trình 217 – 225 Lê Duẩn liên quan đến cơ sở 1 của Trường Tiểu học Trần Cao Vân để nhà trường có hướng giải quyết và báo cáo với phụ huynh. Chứ chỉ dừng lại ở nhận định “việc sử dụng còn có rủi ro” của Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng Đà Nẵng thì không ai dám làm gì ở cơ sở này cả!” – Thầy hiệu trưởng Nguyễn Việt Hùng nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh